Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP.HCM: Vì sao cò đất vẫn lộng hành bát nháo khắp nơi?

Dù hệ thống pháp luật đã có đầy đủ quy định và chế tài xử lý nhưng nhiều cò đất, đầu nậu vẫn ngang nhiên “thổi giá” đất nền trong thời gian qua, đã gây ra nhiều hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản ở nhiều địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương…

Nhằm ổn định thị trường bất động sản (BĐS), UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch thông tin về tiến độ các dự án BĐS, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. UBND các quận, huyện cần tăng cường quản lý đối với việc tách thửa đất trên địa bàn TP, đảm bảo đúng quy trình và mục đích sử dụng.

TP cũng yêu cầu  cầu ngành công an phối hợp với UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát, sàng lọc các đối tượng cung cấp thông tin sai lệch về các dự án bất động sản, dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch bất động sản và xử lý theo quy định pháp luật.

Thi trường đất nền trong tay cò đất?

Trên thực tế, không chỉ TP.HCM mà các tỉnh lân cận cũng trong tình trạng tương tự, nhưng cơ quan chức năng lại ngó lơ để các đối tượng đầu cơ, đưa thông tin dự án sai lệch nhằm đẩy giá đất hưởng chênh lệch.

Chỉ đạo trên được đưa ra sau khi UBND TP nhận thấy thời gian qua trên địa bàn có hiện tượng các nhà đầu cơ thao túng, tung thông tin sai lệch về các dự án BĐS rồi đẩy giá chuyển nhượng để hưởng chênh lệch. Hệ lụy là giá trị giao dịch các loại BĐS tại TP.HCM tăng đột biến dù nguồn cung không hề thiếu.

Trên thực tế, nhiều khu vực như quận 9, Thủ Đức, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ..., giá đất đã tăng phi mã. Đơn cử, giá đất một số nơi ở quận 9 tăng gấp 2-3 lần so với đầu năm. Trong vòng 1 năm qua, ở huyện Cần Giờ, nhiều khu đất phân lô có mức giá tăng 200%-300%, từ vài triệu lên vài chục triệu đồng/m2.TP.HCM: Vì sao cò đất vẫn lộng hành bát nháo khắp nơi? - Hình 1

Đất nền luôn là sự lựa chọn của các nhà đầu tư, vì vậy cò đất tha hồ hét giá, làm ảo thị trường

Người đi xem đất luôn bị cò rót những lời đường mật vào tai như: “Khu vực này sắp xây cầu, mở đường nên giá sẽ còn tăng nữa”; hoặc: “Nơi đây sắp được quy hoạch làm trung tâm thương mại, kinh tế nên nếu chậm chân sẽ không còn đất để mua…”.

Do tin lời cò, nhiều người đã đổ xô mua đất đầu cơ, đất nền được mua đi bán lại nhiều lần khiến giá nâng lên từng ngày.

Các chiêu tiếp thị thông qua sàn giao dịch, treo dán quảng cáo ở cột điện hay phát tờ rơi dọc đường đã cũ. Nay giới cò địa ốc thông qua điện thoại di động, mạng xã hội quảng cáo bán nhà đất theo kiểu “dội bom” người tiêu dùng. Mặc dù thông tin đầy mập mờ, thế nhưng tin những lời ngọt mật, nhiều người đã tiền mất nhưng đất không thấy.

Trong vai người đi tìm mua đất, chúng tôi gặp một người đàn ông tên H. (môi giới) tiến đến cầm trên tay một xấp sổ đỏ rồi hỏi liên hồi: “Anh mua đất làm nhà hả, chỗ em còn mấy miếng “ngon” lắm, ở đây mua của em là đúng giá, còn mua qua công ty môi giới họ đều chào giá cao hơn gấp rưỡi, em giới thiệu kiếm tiền cà phê qua ngày...”.

Tại đây, H. giới thiệu lô đất có sổ diện tích 82m2, giá 280 triệu đồng. Cũng theo H., tại mảnh đất đang rao bán đã được cho công ty môi giới “thổi” cho khách Sài Gòn đến mua với giá gần 500 triệu đồng. Thấy chúng tôi thắc mắc tại sao mua của H. lại rẻ còn mua của công ty môi giới “an tâm” hơn nhưng lại mắc?

H. tiết lộ: “Ôi, em nói thật mà các anh không tin. Đất này của người dân địa phương nên đất nhiều họ muốn bán cho nhanh. Còn những công ty môi giới, lợi dụng khách nơi khác đến không biết giá thì làm giá cao để hưởng chênh lệch!”

Thấy chúng tôi còn vẻ nghi ngờ, H. cho biết cũng bán cả nhà xây sẵn trên diện tích 70m2, giá 550 triệu đồng, đã hoàn thiện chỉ vào là ở ngay. Nhà xây từng lô 5 căn, chất lượng bình dân nhưng với giá cả như trên cũng không quá đắt.

Theo quan sát của chúng tôi, vị trí xung quanh thấy lác đác nhà mới xây, chủ yếu là gia đình công nhân, số còn lại hiện đã được phân lô. Bảng thông tin dự án cũng thể hiện rõ chi tiết các khu vực chức năng rất hoành tráng. Không chỉ đất nền dự án mà ngay cả đất rẫy, đất vườn cũng đang “sốt” lây.

Song song cùng “cò” đất, một số công ty môi giới sử dụng nhiều chiêu để “giăng bẫy” khách hàng. Theo đó, nhiều công ty sẵn sàng chi tiền cho người dân địa phương và mớm lời trước để làm cộng tác viên cho công ty. Khi khách đến hỏi mua chỉ việc nói theo những lời đã chỉ dẫn. Thực tế, nhiều khách phương xa đã ôm “quả lừa” vì nghĩ rằng người dân chất phác, hỏi một người còn nghi ngờ chứ ai cũng nói vậy thì rất đáng tin...

Một trong những chiêu phổ biến là thuê một nhóm người giả dạng đi mua đất, kết nối với nhau thật “ăn ý”.

Anh T. một người môi giới đất tại đây thật thà: “Bọn nó “ăn rơ” với nhau cả rồi, nếu như đến mua đất thì cò sẽ liên lạc cho nhóm này, khi nhóm này đến thì giả vờ mua đất trả giá cao hơn, giành nhau mua hoặc mua nhiều lô. Sau đó, rỉ tai khách hàng rằng vị trí đó là trắc địa nên cần mua ngay, không thì sợ bị mất “miếng đất” ngon hoặc bị đội giá lên nhiều lần...”.

Hiểu tâm lý người mua, sợ bị giành miếng ngon nên chấp nhận mua giá cao, thế là dính bẫy của “cò”.

Riêng đối với các công ty bất động sản, họ sẵn sàng thuê xe đón khách đi tham quan đất, trong quá trình đi xe, công ty sẽ cho nhiều “nội ứng” cũng là khách mua đất giả vờ tạo tâm lý cho khách mua thật. Theo đó, khi đến khu đất, nhóm này đặt cọc mua đất với giá cao để tạo kích thích cho khách mua thật, nhóm này sẽ lọt vào “bẫy” và mua đất vì tâm lý “giành miếng ngon kẻo hết phần”.

Cần phản chấn chỉnh công tác quản lý

Việc cò đất, đầu nậu thổi giá đất nền trong thời gian qua đã gây ra hệ lụy xấu cho thị trường BĐS ở nhiều địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Khánh Hòa… Đây là câu chuyện muôn thuở, nhưng chưa được xử lý tới nơi tới chốn.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), cho biết: Hiện hệ thống pháp luật đã có đầy đủ quy định, chế tài để xử lý các vấn đề liên quan đến sai phạm trong hoạt động môi giới BĐS. Theo quy định của pháp luật thì hoạt động của sàn giao dịch BĐS phải đăng ký với sở xây dựng địa phương, doanh nghiệp môi giới phải khai báo với cơ quan thuế, nhân viên môi giới phải thi sát hạch, được cấp chứng chỉ mới được hành nghề.

TP.HCM: Vì sao cò đất vẫn lộng hành bát nháo khắp nơi? - Hình 2

Nhiều điểm môi giới BĐS ở TP.HCM (Ảnh: HTD)

“Trên thực tế, vấn đề kiểm soát trong lĩnh vực này hiện đang bị buông lỏng. Cơ quan nhà nước chưa quản lý, giám sát, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm của các văn phòng giao dịch địa ốc ngay từ đầu.Vì vậy, cò đất, môi giới vẫn ngang nhiên đăng tin quảng cáo sai sự thật và chào bán sản phẩm không đủ điều kiện theo quy định pháp luật” - ông Đính nói.

Cũng theo ông Đính, để ngăn chặn tận gốc việc cò đất lộng hành thì không chỉ từ cơ quan chức năng cấp TP mà ngay từ cấp phường, khi thấy văn phòng môi giới BĐS mở ra phải đến kiểm tra đăng ký kinh doanh và những người hành nghề có đủ điều kiện hoạt động không.

Cơ quan chức năng thấy các dự án chào bán trên thị trường, dự án nào không có tên trong danh sách đủ điều kiện mua bán thì ngay lập tức phải báo cho thanh tra để xử lý. Các hoạt động quản lý nhà nước nếu được triển khai đồng bộ và tích cực thì việc “treo đầu dê, bán thịt chó” để lừa đảo khách hàng là rất khó xảy ra.

Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS DKRA Việt Nam, nêu quan điểm Nhà nước cần minh bạch hóa về quy hoạch, làm sao để doanh nghiệp và người dân có thể kiểm tra thông tin dễ dàng.

“Môi giới tác động đến tâm lý người mua rất lớn, vì vậy cần phải kiểm tra chặt chẽ việc vận hành đối với sàn môi giới, nhân viên môi giới để họ hoạt động chuyên nghiệp hơn. Nếu kiểm tra thấy văn phòng môi giới nào không đủ điều kiện hoạt động, thì yêu cầu dừng hoạt động và khôi phục hiện trạng. Chỉ khi nào những sàn giao dịch BĐS bát nháo bị xử lý một cách nghiêm khắc, thì thị trường địa ốc mới ổn định được” - ông Lâm nói.

Hải Đăng

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024
Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024

Ngày 26/4, tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024. Ông Lê Quốc Chỉnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban TVTU; lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện và thành phố Nam Định.

Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang
Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang

Ngày 25/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản số 1731/BVHTTDL- VHCS gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, trả lời đề nghị của tỉnh về việc xin chủ trương bắn pháo hoa nổ tầm thấp và tầm cao tại địa phương.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024, Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; điều khiển xe chạy không đúng tốc độ quy định,...

ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   
ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank - Mã: KLB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 vào sáng 26/4. Theo đó, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế lên 800 tỷ đồng, dự kiến sẽ không chia cổ tức trong năm 2024.

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

Bộ Công an trả lời người dân về quyền khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.