Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ưu ái doanh nghiệp, Agribank tỉnh Hòa Bình ‘ôm’ nợ xấu gần 100 tỷ đồng?

Dù chưa thể thu hồi số tiền doanh nghiệp đã vay từ trước, tuy nhiên Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) tỉnh Hòa Bình vẫn tiếp tục giải ngân gói vay 30 tỷ, dẫn tới việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay không hiệu quả, còn ngân hàng thì “ôm” khoản nợ xấu gần 100 tỷ đồng.

Quyết định 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 (Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam) của Chủ tịch HĐTV Agribank nêu rõ:  “Mục 2, Điều 47: Khách hàng có phương án sử dụng vốn khả thi để đảm bảo trả nợ được khoản vay mới và giảm dần dư nợ khoản vay cũ;

Điều 49: Agribank nơi cho vay phải có phương án kiểm tra, giám sát chặt chẽ, khả thi quá trình giải ngân, sử dụng vốn vay đúng mục đích, quản lý dòng tiền của khách hàng;

Phân công cán bộ hoặc nhóm cán bộ giám sát trực tiếp, thường xuyên tại nơi thực hiện hoạt động kinh doanh; phải nắm bắt thực trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng (nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa; công nợ; tiến độ thực hiện dự án, phương án kinh doanh, doanh thu bán hàng...);

Trực tiếp giám sát khách hàng thực hiện đúng các nội dung đã cam kết tại khoản 3 Điều 47 và các thỏa thuận khác; phát hiện kịp thời các vi phạm, đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp.

Mọi nguồn thu của khách hàng kể cả từ nguồn thu của khoản vay cũ, bán tài sản bảo đảm được thu nợ cho khoản vay hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn. Sau khi hoàn tất toán khoản vay hỗ trợ sẽ thu nợ cho khoản vay cũ.

Các nội dung khác không quy định tại Mục này, Agribank thực hiện theo quy định tại Quy chế này.

Ưu ái doanh nghiệp, Agribank tỉnh Hòa Bình ‘ôm’ nợ xấu gần 100 tỷ đồng? - Hình 1

Công ty CP mía đường Hòa Bình

Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2017 Công ty CP mía đường Hòa Bình vẫn chưa thể thanh toán khoản vay hàng chục tỷ đồng đã vay từ trước, thì cuối năm 2017, đầu năm 2018 Ngân hàng Agribank tỉnh Hòa Bình lại tiếp tục cho doanh nghiệp này vay thêm gói vay sản xuất đường ngắn hạn 30 tỷ đồng.

Việc Ngân hàng Agibank tỉnh Hòa Bình giải ngân khoản vay 30 tỷ, khi chưa thu hồi được dòng tiền về đã dẫn tới việc Công ty CP mía đường Hòa Bình sử dụng vốn vay không hiệu quả, nợ nần khắp nơi…, còn Agibank tỉnh Hòa Bình thì “ôm” khoản nợ xấu gần 100 tỷ đồng.

Để thu hồi số tiền trên, mới đây Agibank tỉnh Hòa Bình đã phải cầu cứu Công an huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) niêm phong kho hàng thành phẩm của Công ty CP mía đường Hòa Bình.

Ưu ái doanh nghiệp, Agribank tỉnh Hòa Bình ‘ôm’ nợ xấu gần 100 tỷ đồng? - Hình 2

Kho hàng của Công ty CP mía đường Hòa Bình đã bị Ngân hàng Agribank niêm phong vì nợ xấu

Theo tìm hiểu của PV, ngoài số tiền gần 100 tỷ đồng nợ Agribank tỉnh Hòa Bình, thì Công ty CP mía đường Hòa Bình còn nợ tiền nguyên vật liệu hơn 11 tỷ đồng, 3 tháng liền nhiều công nhân nhà máy chưa được nhận lương. Kho hàng chứa khoảng 3.000 tấn đường (trị giá khoảng 36 tỷ), hiện nay chỉ còn 850 tấn đường. Với lượng đường còn lại dù doanh nghiệp này có bán hết thì vẫn không đủ trả tiền nợ nguyên vật liệu.

Khi sự việc vỡ lở, phía Agribank Hòa Bình mới cầu cứu cơ quan pháp luật can thiệp. Đồng thời, “ngóng” doanh nghiệp tìm được đối tác góp vốn hoặc mua lại nhà máy… mới có thể thu hồi khoản vay.

Ưu ái doanh nghiệp, Agribank tỉnh Hòa Bình ‘ôm’ nợ xấu gần 100 tỷ đồng? - Hình 3

Danh sách công nợ mà Công ty CP mía đường Hòa Bình đang nợ vùng nguyên vật liệu

Đặc biệt, lẽ ra kho hàng của Công ty CP mía đường Hòa Bình phải chứa khoảng 3.000 tấn đường (trị giá khoảng 36 tỷ), thì đến nay chỉ còn 850 tấn. Như vậy, Công ty CP mía đường Hòa Bình đã bán đi hơn 2.000 tấn đường để thu tiền, nhưng vì sao dòng tiền mà Agribank tỉnh Hòa Bình giải ngân vẫn không quay về?

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 29/05/2018 PV đã có buổi làm việc với Ngân hàng Agribank tỉnh Hòa Bình (gồm: Ông Phạm Kiên Cường - Giám đốc chi nhánh Agribank Hòa Bình; ông Nguyễn Cảnh Hậu - Trưởng phòng tín dụng, khách hàng doanh nghiệp; bà Phạm Thí Chính - Phó trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp).

Trao đồi về việc vì sại sao tiền hàng về, ngân hàng không thu nợ, cắt lãi mà lại lập tức giải ngân ngay? Ông Nguyễn Cảnh Hậu, Trưởng phòng tín dụng, khách hàng doanh nghiệp lý giải: “Dòng tiền không quay về, do doanh nghiệp không hợp tác. Ban đầu thì khả thi, tiền về rất đúng thời hạn. Nhưng dần dần do giá bán thấp, nguyên vật liệu nhập cao, do vấn đề đường điện… nên sản xuất kinh doanh càng thua lỗ. Do hàng tiền không về, nên ngân hàng không cho vay nữa”.

Ưu ái doanh nghiệp, Agribank tỉnh Hòa Bình ‘ôm’ nợ xấu gần 100 tỷ đồng? - Hình 4

Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh Hòa Bình làm việc với PV

Về việc, khi chấm dứt việc cho vay, Agribank Hòa Bình sẽ thu hồi nợ như thế nào? Ông Phạm Kiên Cường, Giám đốc chi nhánh Agribank tỉnh Hòa Bình khẳng định: “Thu hồi không được, thì xử lý về tài sản, đàm phán giữa ngân hàng và công ty. Không phải nói thu là thu được ngay, phải có quá trình. Khó khăn trong thu nợ nhưng không mất vốn…”.

Được biết, ngày 25/05/2018 Agribank tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Công an huyện Lạc Sơn niêm phong kho hàng của Nhà máy đường.

Qua vụ việc trên, có thể thấy khâu quản lý khoản vay của Agribank tỉnh Hòa Bình là chưa thật sự chặt chẽ, có dấu hiệu của việc buông lỏng công tác quản lý? Bởi, việc chưa thu hồi được số tiền Công ty CP mía đường Hòa Bình đã vay từ trước, nhưng Agribank tỉnh Hòa Bình vẫn tiếp tục giải ngân gói mới, dẫn tới việc doanh nghiệp này sử dụng vốn vay không hiệu quả, còn ngân hàng thì “ôm” nợ xấu gần 100 tỷ đồng.

Đồng thời, việc làm trên của Agribank tỉnh Hòa Bình đang đi ngược lại với Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. Trước sự việc trên, Agribank tỉnh Hòa Bình sẽ xử lý như thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai?

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Nhóm PV

Bài liên quan

Tin mới

Bộ GTVT sẽ nghiên cứu 'nới lỏng' chu kỳ kiểm định đăng kiểm xe ôtô cá nhân, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật
Bộ GTVT sẽ nghiên cứu 'nới lỏng' chu kỳ kiểm định đăng kiểm xe ôtô cá nhân, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật

Bộ GTVT sẽ xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định vào thời điểm phù hợp, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật cho phương tiện xe ô tô cá nhân.

Nợ thuế quá hạn hơn 558 tỷ đồng, Công ty Ngân Thuận bị cưỡng chế ngừng sử hoá đơn
Nợ thuế quá hạn hơn 558 tỷ đồng, Công ty Ngân Thuận bị cưỡng chế ngừng sử hoá đơn

Cục Thuế TP. Cần Thơ vừa ban hành Quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn đối với Công ty TNHH Xây dựng Ngân Thuận để thu số tiền nợ thuế hơn 558,4 tỷ đồng.

Ngăn chặn đường dây vận chuyển ma túy vào Lâm Đồng 
Ngăn chặn đường dây vận chuyển ma túy vào Lâm Đồng 

Theo Thiếu tá Tạ Trường Xuân, Đội trưởng Đội Phòng ngừa, điều tra tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy - Phòng PC 04, Công an tỉnh Lâm Đồng, mục tiêu của tỉnh trong nhiều năm nay chính là việc cắt đứt các đường dây vận chuyển, mua bán trái phép ma túy vào đất Lâm Đồng.

Chứng khoán FPT (FTS): Cổ phiếu tăng 287% từ đáy, nhóm cổ đông lớn đã bán ra hơn 2,9 triệu cổ phiếu
Chứng khoán FPT (FTS): Cổ phiếu tăng 287% từ đáy, nhóm cổ đông lớn đã bán ra hơn 2,9 triệu cổ phiếu

Sau khi Kế toán trưởng đăng ký bán ra cổ phiếu, tới lượt nhóm cổ đông lớn Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (mã FTS - sàn HOSE) bán ra hơn 2,9 triệu cổ phiếu trong 2 phiên giao dịch liên tiếp.

Nhật Bản chính thức loại bỏ lãi suất âm
Nhật Bản chính thức loại bỏ lãi suất âm

Lần đầu tiên sau 17 năm, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã trở thành cơ quan tiền tệ lớn cuối cùng từ bỏ chính sách lãi suất âm.

Tuyên dương 10 gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023
Tuyên dương 10 gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023

Công an TP. Hà Nội vừa tổ chức trao giải thưởng tuyên dương 10 gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.