Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ưu ái doanh nghiệp, Agribank tỉnh Hòa Bình ‘ôm’ nợ xấu gần 100 tỷ đồng?

Dù chưa thể thu hồi số tiền doanh nghiệp đã vay từ trước, tuy nhiên Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) tỉnh Hòa Bình vẫn tiếp tục giải ngân gói vay 30 tỷ, dẫn tới việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay không hiệu quả, còn ngân hàng thì “ôm” khoản nợ xấu gần 100 tỷ đồng.

Quyết định 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 (Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam) của Chủ tịch HĐTV Agribank nêu rõ:  “Mục 2, Điều 47: Khách hàng có phương án sử dụng vốn khả thi để đảm bảo trả nợ được khoản vay mới và giảm dần dư nợ khoản vay cũ;

Điều 49: Agribank nơi cho vay phải có phương án kiểm tra, giám sát chặt chẽ, khả thi quá trình giải ngân, sử dụng vốn vay đúng mục đích, quản lý dòng tiền của khách hàng;

Phân công cán bộ hoặc nhóm cán bộ giám sát trực tiếp, thường xuyên tại nơi thực hiện hoạt động kinh doanh; phải nắm bắt thực trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng (nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa; công nợ; tiến độ thực hiện dự án, phương án kinh doanh, doanh thu bán hàng...);

Trực tiếp giám sát khách hàng thực hiện đúng các nội dung đã cam kết tại khoản 3 Điều 47 và các thỏa thuận khác; phát hiện kịp thời các vi phạm, đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp.

Mọi nguồn thu của khách hàng kể cả từ nguồn thu của khoản vay cũ, bán tài sản bảo đảm được thu nợ cho khoản vay hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn. Sau khi hoàn tất toán khoản vay hỗ trợ sẽ thu nợ cho khoản vay cũ.

Các nội dung khác không quy định tại Mục này, Agribank thực hiện theo quy định tại Quy chế này.

Ưu ái doanh nghiệp, Agribank tỉnh Hòa Bình ‘ôm’ nợ xấu gần 100 tỷ đồng? - Hình 1

Công ty CP mía đường Hòa Bình

Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2017 Công ty CP mía đường Hòa Bình vẫn chưa thể thanh toán khoản vay hàng chục tỷ đồng đã vay từ trước, thì cuối năm 2017, đầu năm 2018 Ngân hàng Agribank tỉnh Hòa Bình lại tiếp tục cho doanh nghiệp này vay thêm gói vay sản xuất đường ngắn hạn 30 tỷ đồng.

Việc Ngân hàng Agibank tỉnh Hòa Bình giải ngân khoản vay 30 tỷ, khi chưa thu hồi được dòng tiền về đã dẫn tới việc Công ty CP mía đường Hòa Bình sử dụng vốn vay không hiệu quả, nợ nần khắp nơi…, còn Agibank tỉnh Hòa Bình thì “ôm” khoản nợ xấu gần 100 tỷ đồng.

Để thu hồi số tiền trên, mới đây Agibank tỉnh Hòa Bình đã phải cầu cứu Công an huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) niêm phong kho hàng thành phẩm của Công ty CP mía đường Hòa Bình.

Ưu ái doanh nghiệp, Agribank tỉnh Hòa Bình ‘ôm’ nợ xấu gần 100 tỷ đồng? - Hình 2

Kho hàng của Công ty CP mía đường Hòa Bình đã bị Ngân hàng Agribank niêm phong vì nợ xấu

Theo tìm hiểu của PV, ngoài số tiền gần 100 tỷ đồng nợ Agribank tỉnh Hòa Bình, thì Công ty CP mía đường Hòa Bình còn nợ tiền nguyên vật liệu hơn 11 tỷ đồng, 3 tháng liền nhiều công nhân nhà máy chưa được nhận lương. Kho hàng chứa khoảng 3.000 tấn đường (trị giá khoảng 36 tỷ), hiện nay chỉ còn 850 tấn đường. Với lượng đường còn lại dù doanh nghiệp này có bán hết thì vẫn không đủ trả tiền nợ nguyên vật liệu.

Khi sự việc vỡ lở, phía Agribank Hòa Bình mới cầu cứu cơ quan pháp luật can thiệp. Đồng thời, “ngóng” doanh nghiệp tìm được đối tác góp vốn hoặc mua lại nhà máy… mới có thể thu hồi khoản vay.

Ưu ái doanh nghiệp, Agribank tỉnh Hòa Bình ‘ôm’ nợ xấu gần 100 tỷ đồng? - Hình 3

Danh sách công nợ mà Công ty CP mía đường Hòa Bình đang nợ vùng nguyên vật liệu

Đặc biệt, lẽ ra kho hàng của Công ty CP mía đường Hòa Bình phải chứa khoảng 3.000 tấn đường (trị giá khoảng 36 tỷ), thì đến nay chỉ còn 850 tấn. Như vậy, Công ty CP mía đường Hòa Bình đã bán đi hơn 2.000 tấn đường để thu tiền, nhưng vì sao dòng tiền mà Agribank tỉnh Hòa Bình giải ngân vẫn không quay về?

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 29/05/2018 PV đã có buổi làm việc với Ngân hàng Agribank tỉnh Hòa Bình (gồm: Ông Phạm Kiên Cường - Giám đốc chi nhánh Agribank Hòa Bình; ông Nguyễn Cảnh Hậu - Trưởng phòng tín dụng, khách hàng doanh nghiệp; bà Phạm Thí Chính - Phó trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp).

Trao đồi về việc vì sại sao tiền hàng về, ngân hàng không thu nợ, cắt lãi mà lại lập tức giải ngân ngay? Ông Nguyễn Cảnh Hậu, Trưởng phòng tín dụng, khách hàng doanh nghiệp lý giải: “Dòng tiền không quay về, do doanh nghiệp không hợp tác. Ban đầu thì khả thi, tiền về rất đúng thời hạn. Nhưng dần dần do giá bán thấp, nguyên vật liệu nhập cao, do vấn đề đường điện… nên sản xuất kinh doanh càng thua lỗ. Do hàng tiền không về, nên ngân hàng không cho vay nữa”.

Ưu ái doanh nghiệp, Agribank tỉnh Hòa Bình ‘ôm’ nợ xấu gần 100 tỷ đồng? - Hình 4

Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh Hòa Bình làm việc với PV

Về việc, khi chấm dứt việc cho vay, Agribank Hòa Bình sẽ thu hồi nợ như thế nào? Ông Phạm Kiên Cường, Giám đốc chi nhánh Agribank tỉnh Hòa Bình khẳng định: “Thu hồi không được, thì xử lý về tài sản, đàm phán giữa ngân hàng và công ty. Không phải nói thu là thu được ngay, phải có quá trình. Khó khăn trong thu nợ nhưng không mất vốn…”.

Được biết, ngày 25/05/2018 Agribank tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Công an huyện Lạc Sơn niêm phong kho hàng của Nhà máy đường.

Qua vụ việc trên, có thể thấy khâu quản lý khoản vay của Agribank tỉnh Hòa Bình là chưa thật sự chặt chẽ, có dấu hiệu của việc buông lỏng công tác quản lý? Bởi, việc chưa thu hồi được số tiền Công ty CP mía đường Hòa Bình đã vay từ trước, nhưng Agribank tỉnh Hòa Bình vẫn tiếp tục giải ngân gói mới, dẫn tới việc doanh nghiệp này sử dụng vốn vay không hiệu quả, còn ngân hàng thì “ôm” nợ xấu gần 100 tỷ đồng.

Đồng thời, việc làm trên của Agribank tỉnh Hòa Bình đang đi ngược lại với Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. Trước sự việc trên, Agribank tỉnh Hòa Bình sẽ xử lý như thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai?

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Nhóm PV

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững
Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững

Tại Khóa họp thường niên lần thứ 80 của ESCAP, diễn ra ở Thái Lan, Việt Nam nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hoàn thành đúng hạn Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.

Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện mức giá dao động quanh ngưỡng 96.000 đồng/kg – 97.000 đồng/kg.

Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?
Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?

Hai phiên đấu thầu vàng đã bị hủy chỉ trong vài ngày do không đủ số lượng đơn vị tham gia. Chuyên gia cho rằng, nếu các điều kiện đấu thầu được NHNN sửa lại cho đủ hấp dẫn, doanh nghiệp có thể cân đối được rủi ro thì sẽ có nhiều tổ chức tham gia đấu thầu vàng hơn.

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định

Giá heo hơi hôm nay 26/4, giá heo hơi đi ngang tại các tỉnh trên cả nước. Hiện giá heo dao động từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, ngày 26/4, giá cà phê tăng thêm 2.700 - 3.300 đồng/kg. Giá cà phê hiện tại tăng lên 132.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 132.200 đồng/kg.

VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro
VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro

Trong phiên hôm nay 26/4, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục biến động trong vùng giá 1.200 – 1.225 điểm. Thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên đồ thị giá có thể sẽ còn biến động hẹp trong những phiên giao dịch tới với thanh khoản thấp.