Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 2: “Trảm” cán bộ vì… phát hiện, tố cáo tham ô?

Bài 1: Ngân hàng Chính sách Xã hội Tiên Du - Bắc Ninh: Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng có nguy cơ “chìm xuồng”?

Hàng loạt sai phạm của Ngân hàng Chính sách xã hội  (NH CSXH) huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh đã được Ủy ban kiểm tra (UBKT) huyện ủy Tiên Du kết luận, đồng thời yêu cầu kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, điều đáng nói là những đối tượng vi phạm này không bị kỷ luật theo quy định, mà một năm sau đó còn được khen thưởng, bổ nhiệm…? Trái lại, người làm đơn tố cáo, vạch mặt sai phạm lại bị cách chức, điều chuyển công tác?

NH CSXH Tiên Du; Bắc Ninh xử lý sai phạm kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”?

Xử lý sai phạm kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”?

Như Thương hiệu và Công luận đã thông tin, ông Trịnh Viết Bảng, nguyên là Kế toán trưởng, Phó Giám đốc phòng Giao dịch NH CSXH huyện Tiên Du (Bắc Ninh) gửi đơn tố cáo về hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong công tác thi đua khen thưởng, tổ chức cán bộ, tiêu cực trong công tác tín dụng, gây thất thoát lớn tiền, tài sản của NH CSXH tỉnh Bắc Ninh và phòng Giao dịch NH CSXH huyện Tiên Du.

Theo đó, ông Trịnh Viết Bảng nêu rõ: Từ năm 2004 đến nay, Chi nhánh NH CSXH Bắc Ninh và phòng Giao dịch NH CSXH huyện Tiên Du (Bắc Ninh) đã phát sinh hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng công quỹ để mua sắm tài sản; công tác thi đua, khen thưởng, nhiều cán bộ lãnh đạo ngân hàng bị thanh tra, kỷ luật, nhưng không bị xử lý mà vẫn đạt danh hiệu thi đua lao động, được đề bạt, khen thưởng; trong công tác tín dụng, chế độ chính sách cho vay ưu đãi hộ nghèo, lãnh đạo NH CSXH cấp tỉnh và huyện Tiên Du đã cho vay sai quy định… gây thất thoát số tiền lớn của Nhà nước.

Trước đó, ông Trịnh Viết Bảng đã gửi đơn tố cáo đến NH CSXH tỉnh Bắc Ninh và UBKT huyện uỷ huyện Tiên Du. Ngày 7/3/2011, UBKT Huyện uỷ đã vào cuộc kiểm tra những sai phạm tại Chi bộ NH CSXH huyện, đến ngày 12/5/2011 ra Thông báo kết luận số 08 khẳng định: Nội dung đơn tố cáo của ông Bảng là đúng, đồng thời yêu cầu kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật với những cá nhân sai phạm.

Cụ thể, ông Nguyễn Bá Bình (nguyên Trưởng phòng kiểm tra NH CSXH tỉnh, Giám đốc – Bí thư chi bộ phòng giao dịch huyện Tiên Du) chỉ đạo, điều hành hoạt động của đơn vị chưa nghiêm túc, thiếu khách quan, bình đẳng, dân chủ trong đánh giá, bình xét cán bộ, có biểu hiện áp đặt cấp dưới; trừ tiền lương cán bộ cấp dưới trái pháp luật; sử dụng tài sản công không đúng quy định…

Tuy nhiên, theo thông tin từ người tố cáo, trong vòng một năm sau đó, không một ai bị xử lý, mà “tất cả cán bộ có sai phạm, tham ô đều đạt Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ và các danh hiệu Lao động giỏi, Phụ nữ hai giỏi, Đoàn viên xuất sắc, được tặng giấy khen và thưởng khoảng 600 triệu đồng…”? Trái lại, ông Trịnh Viết Bảng, người tố cáo thời điểm này đã bị cách chức Phó Giám đốc phòng Giao dịch huyện Tiên Du không rõ lý do và bị điều chuyển công tác.

Bị điều chuyển công tác vì... “tố giác” tham ô?!

Theo ông Bảng tố cáo thì các ông: Đoàn Văn Khải (nguyên Giám đốc - Bí thư chi bộ, NH CSXH Bắc Ninh) là người chịu trách nhiệm chính, cũng là người chỉ đạo, là người lập chứng từ khống và hàng loạt sai phạm tại chi nhánh. Ông Vũ Đình Yên (nguyên Phó giám đốc NH CSXH Bắc Ninh) là người chỉ đạo và ký nhiều chứng từ khống cả trăm triệu đồng. Nguyên Trưởng phòng HC - TC (NH CSXH Bắc Ninh) Lê Thị Hiển là người thiết lập nhiều hồ sơ, chứng từ thanh toán các khoản chi tiêu vi phạm pháp luật...

Ông Trịnh Viết Bảng, bị điều chuyển công tác do làm đơn tố giác sai phạm

Tuy nhiên, ngày 05/05/2006, theo đề nghị của bà Hiển, ông Khải ký Quyết định 262/NHCS-HCTC thành lập Hội đồng kỷ luật bao gồm: ông Khải, ông Yên, bà Hiển để kỷ luật ông Bảng (người đã cự tuyệt ký chứng từ khống). Ngày 06/06/2006 lại vẫn bà Hiển đề nghị ông Khải làm Chủ tịch Hội đồng kỷ luật, ký Quyết định 342/NHCS-TCHC-QĐ kỷ luật khiển trách bản thân bà Hiển.

Ông Bảng cho rằng những thành viên của Hội đồng kỷ luật là "cùng hội, cùng cánh". Bằng chứng cho thấy đó là năm 2006, ông Vũ Đình Yên bị cảnh cáo nhưng đạt lao động loại giỏi. Lập tức, cùng năm 2006 bà Hiển làm tờ trình để để lãnh đạo trình Tổng GĐ NH CSXH TW bổ nhiệm cho ông Yên chức Giám đốc NH CSXH huyện Thuận Thành để gọi là "đã xử lý". Kiểu làm này của NH CSXH Bắc Ninh thì "nhiều người muốn vi phạm để được kỷ luật và được lên chức". Cùng ngày 30/06/2006, bà Hiển đã đề nghị ông Đoàn Văn Khải ký Quyết định 435 điều chuyển ông Bảng xuống cấp cơ sở.

"Trong một vụ việc, hàng tháng trời, tôi tối mặt mũi viết đi viết lại kiểm điểm, nhận các giấy triệu tập, giấy mời làm việc; quyết định kỷ luật, điều chuyển của chính những người sai phạm: ăn hối lộ, đưa hối lộ, lập chứng từ khống, lập quỹ đen... nhưng lại có quyền hành hạ thể xác tinh thần với tôi" - Ông Bảng bức xúc.

Cũng theo ông Bảng, không chỉ riêng trường hợp bà Lê Thị Hiển tham ô tài sản nhưng chỉ bị cảnh cáo mà còn nhiều trường hợp khác nữa.

Vụ việc cán bộ NH CSXH Tiên Du tham ô, lợi dụng thu lãi tiền vay của hộ nghèo năm 2008. Vào thời điểm đó, Kế toán trưởng Nguyễn Thị Tố Sinh nhiều lần sửa sổ sách kế toán, dùng kỹ thuật can thiệp máy tính, tham ô hơn 11 triệu đồng, lẽ ra phải truy tố nhưng chỉ bị cảnh cáo; Kế toán viên Nguyễn Thị Hồng Thắm (hiện đang là Kế toán trưởng) giả mạo chữ ký của khách hàng để tham ô; Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ Nguyễn Quang Khương và Cán bộ tín dụng Nguyễn Quang Hưng thiếu trách nhiệm, có biểu hiện giả mạo chữ ký của nhau để tham ô (có biên bản làm việc) nhưng không bị xử lý nghiêm?

Ông Bảng cho hay, khi ông nhận sai sót vì thiếu kiểm tra thường xuyên vào thời điểm ông phụ trách đơn vị thì bị ông Khải kết luận và kỷ luật với “tội danh" sai phạm về tài chính... Khi ông Bảng đề nghị lãnh đạo cho biết cụ thể ông sai phạm vào thời điểm nào, số lượng bao nhiêu tiền, thực hiện hành vi ra sao thì ông Khải không trả lời được. Còn ông Nguyễn Bá Bình thì trả lời: "Ông Bảng sai phạm do phát hiện ra cán bộ trong đơn vị tham ô thì bị kỷ luật là phù hợp"?

Trước những động thái xử lý vụ việc vô lý trên, phải chăng NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đang "xử lý nghiêm" người chống tham nhũng để bảo vệ cho lợi ích nhóm? Tại sao nhiều cán bộ có dấu hiệu tham ô với số tiền không nhỏ, bị phát hiện lại không bị kỷ luật theo quy định? Có hay không việc “chống lưng”, “bảo kê” cho tham nhũng hoành hành…?

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.

Nhóm PV

 

 

Tin mới

Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội
Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác điều hành và đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo hoạt động điều hành trong thời gian tới.

Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới
Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới

Trong tháng 4/2024, gần 200 container trái cây tươi của các doanh nghiệp tại Lào được THILOGI vận chuyển đường bộ về cảng Chu Lai để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện
Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện

Theo báo cáo, tháng Tư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 13 văn bản quy phạm, trong đó có 12 nghị định và 1 quyết định quy phạm của Thủ tướng Chính phủ; 1 chỉ thị và 13 công điện. Tổng của 4 tháng, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 44 nghị định, 74 nghị quyết, 398 quyết định.

Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Dự kiến từ ngày 15 - 17/5, TAND Cấp cao xử phúc thẩm xét kháng cáo của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về việc giảm nhẹ án tù 18 năm.

Phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc
Phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc

Ngày 4/5, Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn tuần tra, phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc.

Thừa Thiên Huế- Thu giữ 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh nước ngoài
Thừa Thiên Huế- Thu giữ 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh nước ngoài

Ngày 4/5, đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Quảng Điền kiểm tra một Kho hàng hóa thực phẩm đông lạnh tại tổ dân phố Vĩnh Hòa, đường Nguyễn Vịnh, thị trấn Sịa, phát hiện và thu giữ 2,4 tấn hàng đông lạnh không rõ nguồn gốc.