Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Trưởng ban Tổ chức giải cho biết, đây là năm thứ 4 giải được tổ chức với quy mô lớn,  mục đích góp phần nâng cao chất lượng và số lượng tác phẩm báo chí tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch, vấn đề an sinh xã hội, những bài học hay về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như phản ánh đời sống của người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, ghi nhận, động viên, khen thưởng những người làm báo có những tác phẩm chất lượng tốt về đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà báo Nguyễn Bé - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Giải trao giải cho tác giả đoạt giải Nhất.Nhà báo Nguyễn Bé - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Giải trao giải cho tác giả đoạt giải Nhất.

Sau một năm phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 360 tác phẩm dự giải với 4 loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình). Qua nhiều vòng xét duyệt, 58 tác phẩm lọt vòng chung khảo. Hội đồng Chung khảo đã lựa chọn ra 22 tác phẩm đoạt giải gồm: 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.

Năm nay, số lượng cũng như chất lượng các tác phẩm tham dự giải đều tăng, nhiều tác phẩm tham dự giải được đầu tư công phu, kỹ lưỡng, phản ánh chính xác, kịp thời, khắc hoạ toàn diện bức tranh tổng thể đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.

Các tác phẩm lọt vào vòng Chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu, có tính định hướng dư luận xã hội, tính phát hiện, tác động xã hội tốt, được dư luận đánh giá cao. Điển hình như: phóng sự “Trường sa vững vàng và phát triển” của Đài PT&TH tỉnh Vĩnh Long; loạt bài 4 kỳ “Nhớ người anh hùng phi công…“Bảy phát, bảy trúng” của tác giả Thái Bình, báo Công an nhân dân…

Các tác phẩm lọt vào vòng Chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu, có tính phát hiện, tác động xã hội tốt, được dư luận đánh giá caoCác tác phẩm lọt vào vòng Chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu, có tính phát hiện, tác động xã hội tốt, được dư luận đánh giá cao

Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long là giải thưởng được tổ chức hằng năm, nhằm tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc có chất lượng cao về tư tưởng văn hóa, nội dung và hình thức hấp dẫn đạt hiệu quả xã hội cao, là dịp để các hội viên nhà báo trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp.

Tại buổi lễ, nhà báo Nguyễn Bé - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo giải, nhận định: Thành công của Giải báo chí về ĐBSCL đã cho thấy báo chí có vai trò và đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của khu vực, xứng đáng là cầu nối giữa người dân, cơ quan thông tấn báo chí với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Các tác phẩm dự Giải có tác động nhất định đến đời sống xã hội trong khu vực, từng bước làm thay đổi về nhận thức trong công tác tuyên truyền cũng như việc tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, tiếp tục phát động Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 với 4 loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình). 

Nhân dịp này, Hội Nhà báo Việt Nam đã trao 100 suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó, mỗi suất học bổng trị giá 500 nghìn đồng.

Hương Nguyên