Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Về lượng lao động trước và sau giãn cách các doanh nghiệp khảo sát cho biết giảm 18%; trong đó, TP. Hồ Chí Minh là địa bàn nơi dịch bùng phát mạnh có lượng lao động giảm mạnh nhất (42,9%); Bình Dương giảm 38,3%; Đồng Nai giảm 28,4% và Hà Nội giảm 9,1%.

Về công suất hoạt động hiện tại, hiện 67% doanh nghiệp cho biết đang hoạt động trên 70% công suất; 20% doanh nghiệp đang hoạt động từ 50-70% công suất và 13% doanh nghiệp hoạt động dưới 50% công suất.

Các doanh nghiệp được khảo sát cũng cho biết, gần 90% người lao động tại doanh nghiệp đã tiêm vắc xin, chỉ có khoảng 11% số doanh nghiệp chưa tiêm vắc xin. Lượng chưa tiêm chủ yếu là một số doanh nghiệp nằm ngoài trung tâm và lao động tại các doanh nghiệp đã về quê.

Khảo sát cũng đưa ra thông tin về các khó khăn hiện nay mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Theo đó, 51% cho biết đang đối mặt với các khía cạnh y tế; 43% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn về nguồn lao động; 35% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong lưu thông hàng hóa.

Dự báo về doanh thu năm 2021, 46% số doanh nghiệp cho biết, số doanh thu sẽ không đổi, 37% doanh nghiệp cho hay doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng, chỉ khoảng 37% doanh nghiệp cho biết doanh thu sẽ giảm. Tuy nhiên, ông Tô Xuân Phúc cho rằng, con số thực tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của quý IV/2021. Bởi trên thực tế số liệu điều tra cho thấy nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã quay trở lại sản xuất với công suất đạt từ 70-80%.

Về kế hoạch phục hồi của doanh nghiệp, 83% doanh nghiệp cho biết đã có kế hoạch phục hồi, chỉ 17% doanh nghiệp không có kế hoạch. Đối với các doanh nghiệp có kế hoạch phục hồi, các doanh nghiệp cho hay, sẽ thay đổi chiến lược kinh doanh; kiểm soát dịch hiệu quả trong sản xuất và tăng hiệu quả, quy mô chế biến. Về khả năng phục hồi của doanh nghiệp phụ thuộc vào tiếp cận vắc xin và hướng dẫn chống dịch cụ thể của cơ quan quản lý và hiệu quả áp dụng của doanh nghiệp.

Hà Trần