Theo công bố, có 18 doanh nghiệp nằm trong diện nợ thuế đã quá hạn cưỡng chế. Đáng chú ý, Công ty cổ phần Container Quốc tế Cas 08 hiện đang nợ tạm thu hơn 26,3 tỷ đồng, trong khi Công ty TNHH Shop Vac Việt Nam nợ chuyên thu hơn 40,8 tỷ đồng – là hai trong số những doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất đợt này.

Ngoài ra, một loạt doanh nghiệp khác cũng có số nợ đáng kể như:
Công ty TNHH Nhựa Đông Á: 4,97 tỷ đồng
Công ty TNHH Đức Phương và Công ty TNHH Xe máy Đức Phương: Gần 5 tỷ đồng
Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị Toàn bộ và Kỹ thuật: 3,4 tỷ đồng
Công ty TNHH Điện Co SUNLAN Việt Nam: 3,1 tỷ đồng
Công ty TNHH GNS Việt Nam: 3 tỷ đồng
Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Sao Mai II: 3,75 tỷ đồng
Công ty Cổ phần SR VINA: 4,3 tỷ đồng
Công ty TNHH May mặc T&K: Gần 3,9 tỷ đồng
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Kenmark: 7,16 tỷ đồng
Nhiều doanh nghiệp khác cũng ghi nhận số nợ thuế từ 2 tỷ đồng trở lên, trong đó có:
Công ty Cổ phần Công nghệ Zenity Việt Nam: 2,5 tỷ đồng
Công ty TNHH Cán thép Tam Điệp: 2,2 tỷ đồng
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Trung Hiền: 2,34 tỷ đồng
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Tuấn Phương: 2,8 tỷ đồng
Theo đại diện Chi cục Hải quan khu vực IV, việc công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế là một biện pháp nhằm tăng cường tính minh bạch, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
Cơ quan hải quan khẳng định việc công bố công khai không chỉ tạo áp lực xã hội buộc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế, mà còn giúp đối tác kinh doanh và nhà đầu tư có thông tin để đánh giá rủi ro tài chính trong quá trình hợp tác và đầu tư.
Đồng thời, hoạt động này cũng góp phần ngăn ngừa hành vi gian lận, trốn thuế, đảm bảo sự công bằng trong môi trường kinh doanh, và hỗ trợ ngành Hải quan trong việc thu hồi nợ, hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Cơ quan Hải quan tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và đôn đốc thu hồi nợ thuế trong thời gian tới.
Phương Thảo(t/h)