76% người Việt chuộng hàng Việt
Theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, qua khảo sát, có 17% người Việt chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% thường mua hàng tiêu dùng nội địa (cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu). Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương, nhất là ngành bán lẻ hậu COVID-19.
76% người Việt chuộng hàng Việt (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, theo khảo sát của Nielsen, tỷ lệ trung bình toàn cầu lần lượt là 11% và 54%.
"Người tiêu dùng Việt ưu tiên dùng hàng Việt" vì họ biết rõ nguồn gốc và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Điều này sẽ mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tìm đến những sản phẩm được sản xuất trong nước với tiêu chuẩn an toàn, chất lượng. Gần 69% người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn, vượt xa mức mức trung bình toàn cầu là 49%.
Nielsen cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi nhiều thói quen và hành vi của người tiêu dùng, cũng như tạo ra những xu hướng mới, từ việc chủ động mua sắm những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho đến việc trữ nguồn thức ăn thiết yếu tại nhà.
Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự bảo đảm về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này.
Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam, Louise Hawley cho biết: Qua khảo sát, những sản phẩm có nguồn gốc Việt Nam, chất lượng, an toàn, giá thành phù hợp, nguồn gốc rõ ràng là rất quan trọng với người tiêu dùng Việt và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc.
Tại Việt Nam (tháng 3, 4), giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã chứng kiến sự sụt giảm 12%, phần lớn đến từ kênh truyền thống.
Nguyên nhân là do thói quen người tiêu dùng thay đổi, khi chuyển sang tiêu dùng tại nhà thay vì ăn uống bên ngoài như trước đây.
Riêng kênh hiện đại chứng kiến xu hướng ngược lại, với sự tăng trưởng kéo dài liên tục từ đầu năm đến nay (tăng 23% trong giai đoạn này).
Người Việt có thể trì hoãn về du lịch hay các dịch vụ giải trí, nhưng ngành hàng FMCG vẫn có nhiều cơ hội phát triển, bởi sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hầu như không thể thay đổi.
Doanh số bán lẻ thường bị hạn chế trong các cuộc khủng hoảng, như dịch bệnh SARS (Trung Quốc), thảm họa Fukushima (Nhật Bản) và MERS (Hàn Quốc). Tuy nhiên, ngành hàng FMCG và thị trường bán lẻ có xu hướng tăng trưởng trở lại như trước khi dịch, thậm chí có thể tăng trưởng tốt hơn.
Sự phục hồi và tăng trưởng của ngành bán lẻ Việt Nam có thể càng khả quan hơn, bởi chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt trong quý I/2020 vẫn duy trì ở mức cao, đứng tốp 4 trên thế giới. Niềm tin này giúp gia tăng kỳ vọng vào sức mua hàng hoá, thúc đẩy ngành bán lẻ tăng trưởng.
Nguyễn Kiên
Tin mới
Phó Tổng giám đốc mới của Vicem Hà Tiên là ai?
Ông Nguyễn Quốc Thắng đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc HT1 kể từ ngày 08/12/2023.
Hỗ trợ y tế phục vụ khách tham quan trong thời gian tổ chức Festival tôm Cà Mau 2023
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã có công văn yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện: Đa khoa Cà Mau, Sản - Nhi; Lao và Bệnh phổi, Mắt - Da liễu, đa khoa thành phố Cà Mau, Công an và Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau; Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Cà Mau; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hỗ trợ y tế phục vụ khách tham quan đến các huyện, thành phố Cà Mau trong thời gian tổ chức Festival tôm Cà Mau 2023.
BHXH Việt Nam đã bãi bỏ thành phần hồ sơ là "sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy" trong các TTHC lĩnh vực bảo hiểm
Không yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam.
Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động tháng cuối năm
Từ đầu tháng 12 đến nay đã có 8 ngân hàng giảm lãi suất huy động bao gồm HDBank, Techcombank, Eximbank, KienLongBank, SCB, PGBank, MB và VietABank.
Apple đang đẩy mạnh sản xuất iPad tại Việt Nam
Các chuyên gia dự đoán rằng Việt Nam có thể là một trong những trung tâm sản xuất lớn tiếp theo của Apple trên toàn cầu nhờ điều kiện sản xuất thuận lợi và sự mong muốn đầu tư xây dựng thêm năng lực.
Doanh nghiệp Thanh Hóa tăng tốc sản xuất, kinh doanh cuối năm
Năm 2023 được đánh giá là một năm kinh tế khó khăn, tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) không thật sự thuận lợi. Song, nhiều DN vẫn nỗ lực, tăng tốc sản xuất dịp cuối năm để đạt được những mục tiêu đề ra.
Câu chuyện thương hiệu
Bức tranh tài chính mang thương hiệu Bảo hiểm Bảo Long - Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long
Nhà sách Trí Đức - An Khánh: Bày bán hàng hoá nước ngoài không tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định
AEONMALL Hà Đông: Thực phẩm không rõ nguồn gốc "ẩn mình" trong siêu thị lớn
Thương hiệu thực phẩm Hải Hương và dấu hỏi trong hoạt động kinh doanh
VinFast nhận được 70 đơn đăng ký hợp tác từ các đại lý phân phối trên toàn nước Mỹ
Khai giảng lớp K15 – Ngành Luật hệ đào tạo từ xa