Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương trong năm 2024

Để thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 được Quốc hội và Chính phủ giao, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện tám nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Năm 2023, mặc dù tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường chưa phục hồi, song với nền tảng vĩ mô ổn định, cùng với các biện pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu được triển khai quyết liệt nên sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 12 tiếp tục có những tín hiệu tích cực dù chưa tăng trưởng đột biến. So với cùng kỳ năm trước, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng trở lại, xuất khẩu tuy chưa tăng nhưng mức suy giảm tiếp tục được thu hẹp.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Ông Bùi Huy Sơn Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Công Thương) cho biết một số mục tiêu cụ thể của Bộ Công Thương năm 2024: Chỉ số IIP tăng khoảng 7 - 8%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%, cán cân thương mại duy trì xuất siêu khoảng 15 tỷ USD, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 9%, điện thương phẩm đạt khoảng 280,1 tỷ USD.

Theo đó, để thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 được Quốc hội và Chính phủ giao, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ;

Hai là, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản và tổ chức thực hiện; tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng; hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ngành Công Thương năm 2024, các dự án sửa đổi, bổ sung các luật (Luật phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, Luật Hóa chất sửa đổi) và và các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành.

Ba là, khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả ngay từ ngày đầu tháng đầu năm 2024 các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01 của Chính phủ, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công các Chương trình, nhiệm vụ đã đề ra.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng trọng điểm, khơi thông rào cản về thủ tục hành chính để triển khai các dự án sản xuất, khai khoáng mới, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu CNH, HĐH đất nước; tiếp tục tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh để đưa các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm gia tăng năng lực sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Năm là, tích cực tham mưu tổng kết cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, ràng buộc các doanh nghiệp FDI có sự lan tỏa, chia sẻ, hỗ trợ thực chất các doanh nghiệp trong nước để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản trị, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Sáu là, tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng; tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại;

Bảy là, phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường trong nước; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử để khai thác hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế; tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng, phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp.

Tám là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh trong toàn hệ thống.

Anh Minh 

Bài liên quan

Tin mới

Chủ cửa hàng quê Nam Định bị phạt 70 triệu đồng vì bán hàng giả
Chủ cửa hàng quê Nam Định bị phạt 70 triệu đồng vì bán hàng giả

Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, ông Cao Văn Sỹ (SN 1973, thôn Phan Trù Nguyễn, xã Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) bị xử phạt 70 triệu đồng.

Bán thóc giống VST-899 “giả” trên mạng xã hội, 3 nhóm đối tượng bị khởi tố
Bán thóc giống VST-899 “giả” trên mạng xã hội, 3 nhóm đối tượng bị khởi tố

Ngày 4/7, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, đơn vị đã ra Quyết định khởi tố 3 nhóm đối tượng có hành vi bán thóc giống VST-899 “giả” trên mạng xã hội, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Hồng Bàng
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Hồng Bàng

Chào mừng Kỷ niệm 63 năm Ngày thành lập quận Hồng Bàng (05/7/1961 – 05/7/2024), ngày 04/7, UBND quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) tổ chức Lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Hồng Bàng. 

GRDP của tỉnh Đắk Lắk đứng đầu khu vực Tây Nguyên
GRDP của tỉnh Đắk Lắk đứng đầu khu vực Tây Nguyên

Ngày 4/7, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Đắk Lắk.

Thanh tra Bộ Công thương kiểm tra vụ việc liên quan đến Cục trưởng Cục QLTT Thanh Hóa
Thanh tra Bộ Công thương kiểm tra vụ việc liên quan đến Cục trưởng Cục QLTT Thanh Hóa

Chánh Thanh tra Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định kiểm tra đối với vụ việc Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa (QLTT Thanh Hóa) tạm dừng chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với Đội QLTT số 9.

Điện chia buồn vụ giẫm đạp nghiêm trọng xảy ra tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ
Điện chia buồn vụ giẫm đạp nghiêm trọng xảy ra tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ

Được tin vụ giẫm đạp nghiêm trọng xảy ra tại bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) ngày 2/7 gây nhiều thương vong, ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Narendra Modi.