Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Agribank đồng hành phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long

Xác định đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong những năm qua, Agribank luôn đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tại khu vực này, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản và lúa gạo, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Với vị trí, vai trò quan trọng, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo, định hướng về chiến lược vĩ mô, các chủ trương, chính sách trọng tâm cho phát triển đồng bằng sông Cửu Long. Về phía ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, cơ chế chính sách đồng hành, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các ngành hàng kinh tế chủ lực của vùng.

Hoạt động ngân hàng trong khu vực không ngừng được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các ngành hàng nông sản chủ lực của vùng như lúa gạo, thủy sản. Ngành ngân hàng luôn sẵn sàng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý, các dịch vụ tài chính, ngân hàng an toàn, hiện đại và thuận lợi nhất cho khách hàng.

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động, đã và đang triển khai nhiều giải pháp kinh tế mang tính chất khu vực. Xác định đây là một vùng rất quan trọng nên trong chỉ đạo điều hành, ngành ngân hàng đã có rất nhiều cơ chế chính sách riêng cho đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chủ yếu tập trung vào vấn đề lúa gạo, thủy hải sản. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xác định đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong những năm qua, Agribank luôn đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tại khu vực này, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản và lúa gạo, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Đến 31/8/2023, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt 232 ngàn tỷ đồng, chiếm 16% tổng dư nợ của Agribank. So với các khu vực khác, đồng bằng sông Cửu Long hiện đang là khu vực có mức độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong hệ thống Agribank, với doanh số cho vay 8 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 238 ngàn tỷ đồng, cao hơn 22 ngàn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Riêng dư nợ cho vay lĩnh vực thủy sản, lúa gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Agribank chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay toàn khu vực. So với các ngành, lĩnh vực khác, tín dụng đối với ngành lúa gạo và thủy sản khu vực đồng bằng song Cửu Long trong 8 tháng đầu năm 2023 đã có sự tăng trưởng cao so với mặt bằng chung tăng trưởng tín dụng toàn ngành, tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 9,7% và 7,1%. 

Về lĩnh vực lúa gạo, đến 31/8/2023, tổng dư nợ của Agribank đạt 58 ngàn tỷ đồng, tăng 2 ngàn tỷ đồng so với năm 2022, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, dư nợ cho vay lĩnh vực lúa gạo đạt hơn 27 ngàn tỷ đồng với gần 33 ngàn khách hàng (32,5 ngàn khách hàng cá nhân; 500 khách hàng pháp nhân), là khu vực cho vay ngành lúa, gạo lớn nhất cả nước với tỷ trọng 48%, tăng 2,5 ngàn tỷ đồng (+9,7%) so với cuối năm 2022. 

Về lĩnh vực thủy sản, đến 31/8/2023, tổng dư nợ của Agribank đạt 67 ngàn tỷ đồng, tăng 3 ngàn tỷ đồng so với đầu năm, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, dư nợ cho vay lĩnh vực thủy sản đạt hơn 32 ngàn tỷ đồng với gần 77 ngàn khách hàng (76.7 ngàn  khách hàng cá nhân; 300 khách hàng pháp nhân), tăng 2,1 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng 7,06% so với đầu năm, là khu vực cho vay lĩnh vực thủy sản lớn nhất cả nước với tỷ trọng 48,3%. 

Để tăng cường hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho khách hàng, thời gian qua, Agribank đã triển khai hàng loạt biện pháp: Giảm lãi suất cho vay; triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi; cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ theo Nghị định 55 và Thông tư số 02.

Trong 8 tháng đầu năm, Agribank đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 1,3 - 2,5%/năm đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; 2 - 3%/năm đối với lĩnh vực tiêu dùng; 3 - 4%/năm đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản…; triển khai 7 chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất thấp hơn từ 2 - 3% so với lãi suất cho vay thông thường; 2 lần giảm lãi suất trực tiếp đối với dư nợ cho vay trung hạn hiện hữu, khoảng 425.000 tỷ đồng với tổng số tiền lãi đã giảm khoảng 640 tỷ đồng, dự kiến tổng số tiền lãi giảm khoảng hơn 1.000 tỷ đồng; tích cực triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ (tính đến hết tháng 8/2023, doanh số cho vay của chương trình là 12.500 tỷ đồng, tổng số lãi hỗ trợ đạt 71 tỷ đồng). 

Agribank cũng đã triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản với quy mô 3.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu 1 - 2%/năm so với lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn. Đến nay, doanh số giải ngân đối với lĩnh vực thủy sản đã đạt hơn 900 tỷ đồng với 693 khách hàng.

Ngoài ra, để tăng cường hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Agribank đã ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn thông qua các chương trình, đề án, dự án do Bộ nông nghiệp quản lý, chủ trì, triển khai thực hiện, trong đó có chương trình Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh, vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Với vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển “tam nông”, luôn giữ tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở mức 65 - 70% tổng dư nợ cho vay, nguồn vốn tín dụng Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Agribank cam kết sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng. 

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Phát hiện cơ sở kinh doanh dụng cụ nông nghiệp nhập lậu
Phát hiện cơ sở kinh doanh dụng cụ nông nghiệp nhập lậu

Cơ quan chức năng liên ngành tỉnh Hưng Yên đã kiểm tra và xử lý một Cơ sở kinh doanh dụng cụ nông nghiệp L.X.Đ về hành vi vi phạm Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.

Bắc Ninh: Thí điểm mô hình thi online qua thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử
Bắc Ninh: Thí điểm mô hình thi online qua thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử

Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Công ty cổ phần FPT tổ chức triển khai thí điểm mô hình thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tại Trường THPT Quế Võ số 1 và Trường THPT Yên Phong số 2.

Nam Định chống khai thác IUU: Huyện ven biển không lơ là, chủ quan trong công tác tháo gỡ thẻ vàng (bài 3)
Nam Định chống khai thác IUU: Huyện ven biển không lơ là, chủ quan trong công tác tháo gỡ thẻ vàng (bài 3)

Cùng với các sở, ban, ngành, các huyện ven biển trong tỉnh Nam Định cũng đã và đang quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm không để xảy ra các vi phạm về phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nắm giữ danh mục và nên chờ nhịp điều chỉnh nếu muốn giải ngân thêm
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nắm giữ danh mục và nên chờ nhịp điều chỉnh nếu muốn giải ngân thêm

Chuyên gia chứng khoán SHS cho biết: Nhà đầu tư ngắn hạn đã giải ngân nên tiếp tục nắm giữ danh mục và hạn chế mua đuổi. Nhà đầu tư trung - dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục và nên chờ nhịp điều chỉnh nếu muốn giải ngân thêm do mặt bằng giá hiện tại không còn quá hấp dẫn.

Xử phạt một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu vì vi phạm quy định
Xử phạt một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu vì vi phạm quy định

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp số tiền 7,5 triệu đồng vì không thực hiện đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Bình Định hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất bàn ghế wicker xuất khẩu
Bình Định hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất bàn ghế wicker xuất khẩu

Tại xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra Lễ Nghiệm thu đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất bàn ghế wicker xuất khẩu”. Nhờ đề án, Công ty Minh Anh đã đạt công suất 10.500 bộ sản phẩm/năm.