Như Báo TH&CL đã có loạt phóng sự điều tra về hoạt động khai thác cát trái phép hoành hành trên các sông và biển giáp ranh Sài Gòn. Quá trình điều tra, phóng viên đã phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt là dấu hiệu tiếp tay cho hoạt động khai thác cát trái phép của một số tổ chức, cá nhân. 

Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 4: Chủ dự án tiếp tay cho 'cát tặc'? - Hình 1

Hàng ngày có hàng chục sà lan “khủng” ngang nhiên cày xới cả một vùng biển Cần Giờ

Điều đáng nói ở đây hàng ngày có hàng chục sà lan “khủng” ngang nhiên cày xới cả một vùng biển Cần Giờ để hút “trộm” cát biển, rồi lại lặc lè di chuyển về hướng sông Soài Rạp, đi qua các Đội tuần tra kiểm soát của Bộ đội Biên phòng, Phòng Cảnh sát đường thủy, Công an Tỉnh Long An và Công an TP. HCM. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, những con sà lan này vẫn ngang nhiên khai thác, vận chuyển cát suốt một thời gian dài, không bị cơ quan nào ngăn chặn, phát hiện, bắt giữ?

Vì thực tế, trách nhiệm giải quyết dứt điểm việc khai thác cát trái phép không phải là chuyện quá khó khăn. Bởi lẽ việc hút cát lậu diễn ra công khai, giữa thanh thiên bạch nhật, một sà lan hút cát có trang bị máy hút, vòi, sào... rất dễ nhận biết và phân biệt với các loại sà lan khác.

Cát biển “trộm” đổ xô vào các dự án xây dựng “khủng”

Như THCL đã phản ánh, sau khi các sà lan “khủng” này “ăn” đầy cát trên biển Cần Giờ, những tàu “bạch tuộc” này lại lặc lè di chuyển về hướng sông Soài Rạp rồi theo các nhánh sông vào TP. HCM,  Long An để đưa cát san lấp các đại công trình xây dựng với quy mô vài chục đến vài trăm hecta.

Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 4: Chủ dự án tiếp tay cho 'cát tặc'? - Hình 2

Sà lan ... chở cát từ biển Cần Giờ tấp nập vào cửa sông Soài Rạp

Ngày 5/9, chúng tôi tiếp tục có mặt tại bến đò Tân Tập (trên sông Soài Rạp, phía huyện Cần Giuộc, Long An) để tiếp tục theo chân các sà lan đến các bãi tập kết. Từ khoảng 6 - 8 giờ, khi nước bắt đầu lên, thì cũng là lúc hàng chục sà lan “bạch tuộc” chở đầy ắp cát từ biển Cần Giờ bắt đầu “đổ bộ” vào hướng huyện Nhà Bè (TP. HCM) và tỉnh Long An.

Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các sà lan “khủng” này mang số hiệu đăng ký khắp từ Bắc tới Nam,  như: TPHCM, SG 7535,SG 8379; Đồng Nai, DN 0988, DN 0963, DN0981; Bà Rịa Vũng Tàu,BV 1159, BV 1305,BV 1479,BV 1026;  Hải Phòng, HP 2627, HP 4281, HP 3032, HP 4267,HP 2157;  Hải Dương, HD 2616; Nam Định, ND 3232, ND 2822....

Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 4: Chủ dự án tiếp tay cho 'cát tặc'? - Hình 3Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 4: Chủ dự án tiếp tay cho 'cát tặc'? - Hình 3

Sà lan mang số hiệu từ Bắc tới Nam tham gia cày xới cả một vùng biển Cần Giờ 

Chúng tôi tiếp tục bám theo những con tàu “bạch tuộc” đang về hướng tỉnh Long An, phóng viên cũng đã tiếp cận được điểm tập kết là các “đại công trình” san lấp mặt bằng là: Dự án T&T Long Hậu, (tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), với diện tích 21ha do Công ty CP Thái Sơn – Long An làm chủ đầu tư; Dự án khu dân cư Thành Hiếu, (tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), với diện tích 20,29ha do Công ty Thành Hiếu làm chủ đầu tư; Dự án khu công nghiệp Khu công nghiệp Đông Nam Á (tại xã Tân Tập và Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), với diện tích 1.000ha do 2 đơn vị Công ty TNHH Thương mại – Xây dựng A.C.M và Công ty Vinacapital làm chủ đầu tư.

Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 4: Chủ dự án tiếp tay cho 'cát tặc'? - Hình 4

Hàng chục triệu mét khối cát biển sẽ vào các đại công trính này.

Doanh nghiệp tiếp tay cho “cát tặc”?

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi hoàn thiện hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư tiến hành triển khai dự án và thực hiện lựa chọn nhà thầu cho việcsan lấp mặt bằng. Theo đó, chủ đầu tư dự án và đơn vị thi công sẽ đi đến thoả thuận bằng việc ký hợp đồng.

Theo hợp đồng cho việc san lấp mặt bằng các dự án này mà phóng viên đã tiếp cận được, thì các điều khoản được quy định khá rõ, như: Bên A đồng ý giao và bên B đồng ý nhận thực hiện công việc bơm xả cát nước ngọt để san nền dự án; Bên B chịu trách nhiệm về tính pháp lý của cát (hồ sơ pháp lý liên quan đến khai thác cát).... Và công trình chỉ được nghiệm thu khi đảm bảo đúng yêu cầu đảm bảo chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định và đã được chủ đầu tư chấp thuận.

Ràng buộc hợp đồng là vậy. Tuy nhiên, thực tế phóng viên ghi nhận được tại các dự án này thì hoàn toàn khác. Hàng ngày có hàng chục chiếc sà lan cát biển “đổ bộ” vào các “đại dự án” này chứ không phải cát mỏ như thoả thuận trong hợp đồng. Trong nhiều tháng “nằm vùng” tại các dự án này, hầu như phóng viên chỉ thấy một vài sà lan vận chuyển cát nước ngọt vào nơi đây để phủ lên lớp mặt của dự án nhằm che mắt thiên hạ, còn lại toàn những sà lan “bạch tuộc” có trọng tải "khủng" với hàng nghìn m3 cát biển được bơm vào.

Ai chống lưng cho 'cung đừơng cát lậu' - Bài 4: Chủ dự án tiếp tay cho 'cát tặc'? - Hình 5

Một dự án san lấp mặt bằng với diện tích từ chục đến hàng ngàn hecta như vậy thì mỗi dự án “hút” đi hàng  triệu mét khối cát biển.

Cái cách mà chủ đầu tư “giám sát” việc thực hiện dự án của chủ thầu cũng rất lạ, và hình như các “ông chủ” dự án này cũng không quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà mình đã bỏ tiền ra mua theo hợp đồng đã ký kết trước đó là gì, mà chỉ quan tâm đến khối lượng. Hàng ngày chỉ việc cho một nhân viên ngồi và đếm lượt sà lan cập bến và đánh dấu vào sổ là xong!

Từ thực tế nêu trên, nhiều người cho rằng hợp đồng chỉ là cái cớ để đối phó với cơ quan chức năng, còn thực tế giữa chủ đâu tư dự án và nhà thầu có sự thoả thuận ngầm để “đôi bên đều có lợi” (?!).

Để trả lời câu hỏi này, phóng viên đã có nội dung đăng ký làm việc gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Long An và chủ đầu tư các dự án nói trên nhưng đã gần 2 tuần trôi qua vẫn không nhận được phản hồi, và mọi việc rơi vào lặng im!

Một dự án san lấp mặt bằng với diện tích từ chục đến hàng ngàn hecta như vậy thì mỗi dự án “hút” đi hàng nhiều triệu mét khối cát biển. Vậy tài nguyên bị mất, ngân sách không thu được 1 đồng, và hàng trăm tỉ đồng từ việc bán cát “trộm” từ  biển này chảy vào túi ai? Báo TH&CL sẽ tiếp tụ thông tin đến bạn đọc.

Cao Diên - Hải Dương