Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

An Giang phấn đấu đạt 152.198ha lúa chất lượng cao vào năm 2030

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

An Giang phấn đấu đạt 152.198ha lúa chất lượng cao vào năm 2030 (Ảnh minh họa)
An Giang phấn đấu đạt 152.198ha lúa chất lượng cao vào năm 2030 (Ảnh minh họa)

Theo kế hoạch, đến năm 2025 An Giang hình thành 44.051 ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Trong đó, lượng lúa giống gieo sạ từ 80 - 100 kg/ha; giảm 20% lượng phân bón hóa học, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học và lượng nước tưới so với canh tác truyền thống.

Trên địa bàn tỉnh có 100% diện tích canh tác áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như: 1 phải 5 giảm, tưới ngập khô xen kẽ, các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng. Đồng thời, 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Toàn tỉnh có trên 35.000 hộ nông dân áp dụng quy trình canh tác bền vững; 70% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng. Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so canh tác lúa truyền thống. Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30 - 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa trên 40 - 50%. Lượng gạo chất lượng cao và phát thải thấp xuất khẩu chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

Đến năm 2030, An Giang sẽ có 152.198 ha canh tác chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp; trong đó, lượng lúa giống gieo sạ dưới 70 kg/ha; giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học; giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống.

Về tổ chức sản xuất, ngoài các chỉ tiêu của giai đoạn đến năm 2030, tỉnh phấn đấu đạt tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ trên 70% diện tích; trên 100.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững; 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng; giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống; giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%. Phấn đấu đến năm 2030, có 200 HTX, liên hiệp HTX tham gia đề án. 

Sông Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Cân nhắc bổ sung một số nhóm đối tượng chịu thuế và rà soát kỹ quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng
Cân nhắc bổ sung một số nhóm đối tượng chịu thuế và rà soát kỹ quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng

Quốc hội đã thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi, có 63 lượt ý kiến phát biểu, cơ bản các ý kiến đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục các bất cập, hạn chế của Luật hiện hành đối với từng nhóm chính sách và các điều khoản cụ thể trong dự thảo Luật.

Bầu cử Pháp: Cảnh báo nguy cơ bạo lực và hy vọng cuối cùng của Tổng thống Macron
Bầu cử Pháp: Cảnh báo nguy cơ bạo lực và hy vọng cuối cùng của Tổng thống Macron

Ngày 24/6, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cảnh báo, nước này có thể chứng kiến tình trạng bất ổn dân sự và bạo lực liên quan cuộc bầu cử của quốc gia Tây Âu.

Thủ tướng Hungary nói 'không nên ảo tưởng Nga khác biệt'
Thủ tướng Hungary nói 'không nên ảo tưởng Nga khác biệt'

Ngày 24/6, hãng thông tấn TASS dẫn trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Orban cho Tập đoàn truyền thông Funke của Đức nói rõ: “Tôi không quan tâm đến lợi ích của Kiev hay Moscow; trước tiên, tôi mong muốn xung đột kết thúc và cơ chế ngừng bắn được thiết lập”.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022
Quốc hội thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với ý kiến của đại biểu Quốc hội về thông tin, số liệu quyết toán thu, chi, bội chi NSNN năm 2022 thay đổi khá lớn so với số liệu Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2022 và nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2021.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ được trích lập bổ sung đầy đủ vào ngày 31/12/2024
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ được trích lập bổ sung đầy đủ vào ngày 31/12/2024

Đối với hệ thống tổ chức tín dụng, Thông tư 02 quy định tổ chức tín dụng phải xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng như trong trường hợp không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ và phải thực hiện trích lập bổ sung đầy đủ vào ngày 31/12/2024.

THACO đẩy mạnh các hoạt động tuyển dụng nhân sự
THACO đẩy mạnh các hoạt động tuyển dụng nhân sự

Ngày 22/6, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM (UTH) tổ chức chương trình “Ngày hội việc làm & kết nối doanh nghiệp năm 2024”. Chương trình thu hút gần 30 doanh nghiệp tham gia, với hơn 3.000 vị trí tuyển dụng.