Chứng kiến hoạt động chuyển giao có sự tham gia của ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Ninh Bình; ông Bùi Đức Ngọc - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình và ông Tạ Thanh Quang - Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở KH&CN tỉnh Ninh Bình.
Nhiệm vụ “Xây dựng mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho một số sản phẩm thảo dược của tỉnh Ninh Bình” và “Xây dựng mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cơm cháy của tỉnh Ninh Bình” nhằm thực hiện Kế hoạch 08/KH-UBND - Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Trước đó, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia cũng đã tập huấn nhận thức về truy xuất nguồn gốc cho các cơ quan quản lý và các đơn vị, doanh nghiệp cơm cháy và thảo dược của tỉnh Ninh Bình tham gia mô hình thí điểm.
Sản phẩm cơm cháy và dược liệu được truy xuất nguồn gốc, ngoài việc giúp minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, từ đó củng cố niềm tin và đảm bảo chất lượng, uy tín cho sản phẩm, một hệ thống truy xuất nguồn gốc phù hợp và chuẩn hóa còn là tấm giấy thông hành đưa các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình tiến tới tiếp cận nhiều hơn nữa vào các hệ thống siêu thị và cửa hàng cung cấp lớn, mở rộng thị trường, đồng thời nâng cao năng lực quản lý tổng thể, kiểm soát từng nút thắt trên toàn bộ chuối cung ứng.
Việc đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng sẽ giúp tăng cường quảng bá sản phẩm này gắn liền hơn nữa với du lịch, đó chính là lợi ích và là cơ sở trong việc tìm ra lời giải cho bài toán nâng cao vị thế, hình ảnh, thương hiệu của cơm cháy và thảo dược Ninh Bình.
Thanh Uyên