Bí thư tỉnh Ủy tiếp dân
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tiếp dân

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai các nội dung được giao tại Kế hoạch số 409/KH-UBND ngày 23/10/2024 của UBND tỉnh về việc phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khỏa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031, đồng thời triển khai các nội dung sau:

Tổ chức tốt việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh và cấp huyện trước, trong thời gian diễn ra các sự kiện khi có vụ việc phát sinh

Các cơ quan có trách nhiệm tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 06/11/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Ban Tiếp công dân tỉnh thực hiện kết nối với điểm cầu Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại thành phố Hà Nội (theo mô hình tiếp công dân trực tuyến) trong thời gian trước, trong và sau khi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026- 2031 để lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương cùng với lãnh đạo UBND các tỉnh tiếp, đối thoại, vận động công dân, qua đó hạn chế công dân kéo về Thủ đô Hà Nội để khiếu nại, tố cáo.

Ban Tiếp công dân tỉnh và Ban tiếp công dân cấp huyện phân công cán bộ, công chức, người lao động trực 24/24 giờ trong thời gian diễn ra các sự kiện tại Trụ sở Tiếp công dân. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngoài việc tiếp, cần làm tốt công tác hướng dẫn, giải thích, tuyên truyền, để người dân hiểu đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đối với các vụ việc đông người, phức tạp cần tăng cường làm công tác vận động, thuyết phục đối với các đối tượng khiếu kiện chây ỳ, hạn chế công dân ở lại đeo bám tại Trụ sở tiếp công dân, báo cáo Lãnh đạo cấp có thẩm quyền để có chỉ đạo tiếp công dân, xử lý tình huống; có phương án phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở để tiếp, giải thích và vận động công dân trở về địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật.

Các địa phương có đoàn công dân khiếu nại, tố cáo đông người tập trung lên Tỉnh, Trung ương, yêu cầu cử Tổ công tác phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh, Trung ương để tổ chức tiếp, vận động công dân trở về địa phương và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Ninh và các tổ chức thành viên trong việc giải thích, hướng dẫn, vận động công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định, không để kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền sai sự thật (đặc biệt là các đoàn khiếu nại, tố cáo đông người, khiếu tố liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và đối tượng là người có công).

Xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kích động, xúi giục công dân khiếu kiện đông người trái pháp luật và các đối tượng lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để khiếu kiện phức tạp, gây mất an ninh, trật tự.

Các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để nắm bắt tình hình, diễn biến khiếu kiện của công dân trên địa bàn, để chủ động trong việc tổ chức tiếp công dân. Trên cơ sở đó xây dựng phương án ứng phó với những tình huống phức tạp, ngăn chặn các đối tượng xấu lợi dụng, kích động những người khiếu kiện gây phức tạp về an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bố trí, sắp xếp để lãnh đạo các cơ quan tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân khi có yêu cầu.

Rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người trên địa bàn; Xem xét, giải quyết kịp thời, đúng quy định đơn thư của công dân.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát trên các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư, xây dựng, tài chính, môi trường, chính sách xã hội và các vấn đề mới nảy sinh được dư luận và Nhân dân quan tâm (đấu thầu, đấu giá, mua sắm tài sản công; công tác cán bộ; thuế…), kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm theo quy định. Thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp, phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tăng cường công khai, minh bạch thông tin, các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đặc biệt là quá trình thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Rà soát, bổ sung các cơ chế, quy chế phối hợp, xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, trách nhiệm có liên quan của các cơ quan, địa phương trong phối hợp tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm, chế độ thông tin, báo cáo trong tiếp công dân, đối thoại, xử lý phản ánh, kiến nghị khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thực hiện nhập liệu và khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Thực hiện việc báo cáo tình hình tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân trong thời gian diễn ra các sự kiện theo quy định. Đặc biệt, đối với các vụ việc đông người, phức tạp cần chủ động đề xuất phương án xử lý kịp thời, hiệu quả.

Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong việc tổ chức tiếp công dân phục vụ các sự kiện.

Thanh tra tỉnh Chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh uỷ, các sở, ngành, các địa phương thành lập Tổ công tác tổ chức kiểm tra, rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài theo Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 và Kế hoạch 1910/KH-TTCP ngày 29/10/2021 của Thanh tra Chính phủ; báo cáo kết quả giải quyết đến Chủ tịch UBND tỉnh. Đối với các vụ việc đã giải quyết hết nội dung khiếu kiện, không phát sinh thêm tình tiết mới và đã có văn bản giải quyết cuối cùng theo đúng quy định của pháp luật thì đưa lên hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và có văn bản gửi các Bộ, ngành liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan chuyên môn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế; kiến nghị xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật. Chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quản lý; chủ động báo cáo, đề xuất các giải pháp ngăn chặn, xử lý các vụ việc lợi dụng khiếu kiện gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Tăng cường đôn đốc việc thực hiện kiến nghị, kết luận sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, bảo đảm việc thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, nhất là trong việc xử lý các vi phạm, khuyết điểm và khắc phục hậu quả nêu trong kết luận sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; xử lý đồng bộ trách nhiệm hành chính, đoàn thể và hình sự theo quy định.

Là đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thanh tra Chính phủ kết quả thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026- 2031.

Đôn đốc các đơn vị thực hiện việc cập nhật dữ liệu lên Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo của đơn vị theo quy định; thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tình hình, kết quả tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo trong thời gian diễn ra các sự kiện theo quy định.

Ban Tiếp công dân tỉnh và Ban Tiếp công dân cấp huyện bố trí đầy đủ phương tiện phòng chống cháy, nổ, đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định.

Tổ công tác tiếp công dân và cơ quan thường trực tiếp công dân, phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an tỉnh và cơ quan Công an cấp huyện, có biện pháp ứng phó kịp thời khi có tình huống phức tạp xảy ra. Giải thích, thuyết phục đưa công dân khiếu nại, tố cáo tập trung đông người tại nơi công cộng, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn về Trụ sở Tiếp công dân để phân loại, tổ chức tiếp, hướng dẫn, vận động công dân trở về địa phương, tránh diễn biến phức tạp.

Công an tỉnh và cơ quan Công an cấp huyện, cấp xã sắp xếp, bố trí lực lượng trực, nắm tình hình, sẵn sàng, kịp thời phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh, cấp huyện hoặc khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền, nhằm đảm bảo ổn định tình hình an ninh, trật tự.

Ban Tiếp công dân tỉnh, thực hiện việc báo cáo tình hình tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân trong thời gian diễn ra các sự kiện theo quy định. Đặc biệt, đối với các vụ việc đông người, phức tạp cần chủ động đề xuất phương án xử lý kịp thời, hiệu quả. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong việc tổ chức tiếp công dân phục vụ các sự kiện (nếu có).

Bá Đoàn