Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công tác phòng cháy, chữa cháy tại các chợ, trung tâm thương mại xã Ninh Hiệp tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao

Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại một số chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn xã Ninh Hiệp , huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

Ngày 7/11, tòa soạn Thương hiệu và Công luận đăng tải bài viết: " Gia Lâm, Hà Nội: Chợ Nành vẫn hoạt động dù bị tạm đình chỉ vì vi phạm công tác PCCC". Nội dung bài viết đề cập đến chợ Nành xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm dù bị tạm đình chỉ hoạt đồng thời từ 8h ngày 2/11/2022 đến 8h ngày 1/12/2022 do không đảm bảo điều kiện PCCC, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tình trạng thiếu an toàn PCCC đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân xung quanh nhưng đến tận ngày 23/11 (PV khảo sát) chợ Nành vẫn tiếp tục hoạt động “mặc kệ” văn bản do Thượng tá Phạm Văn Hậu, Trưởng Công an huyện Gia Lâm đã ký Quyết định số 185/QĐTĐC-CAGL-PCCC về việc Tạm đình chỉ hoạt động đối với chợ Nành - Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Ninh Hiệp.

Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kiểm tra ngày 30/10/2022 tại chợ Nành
Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kiểm tra ngày 30/10/2022 tại chợ Nành

Theo biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kiểm tra ngày 30/10/2022 tại chợ Nành, tại thời điểm kiểm tra an toàn PCCC&CNCH nhận thấy Công trình có 04 khu trong đó: Khu A đã được thẩm duyệt và cấp văn bản nghiêm thu hệ thống PCCC. Một phần khu B hoạt động năm 2003 đã được cấp văn bản nghiệm thu về PCCC…..

Một phần khu B xây dựng năm 2009, khu C, D chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC dẫn đến tổng công trình không đảm bảo lối tiếp cận cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC, lối ra thoát nạn, ngăn chặn cháy lan, hệ thống phương tiện PCCC, giải pháp thông gió thoát khói….

Về thực trạng vi phạm nêu trên, trao đổi với phóng viên, ông Thạch Văn Sơn – Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Ninh Hiệp (đơn vị quản lý chợ Nành) cho biết: “Đã nhận được phiếu chuyển làm việc của UBND xã Ninh Hiệp, mình thấy phiếu chuyển của Chủ tịch huyện chuyển cho đồng chí Phó chủ tịch, đồng chí Phó chủ tịch huyện lại chuyển cho đồng chí chủ tịch xã, đồng chí chủ tịch xã lại chuyển cho mình đá bóng chạy vòng tròn quá”.

Ông Sơn cho biết việc tiếp tục mở lại chợ Nành dù đã có văn bản tạm đình chỉ của Công an huyện Gia Lâm là do nhận được ý kiến từ xã
Ông Sơn cho biết việc tiếp tục mở lại chợ Nành dù đã có văn bản tạm đình chỉ của Công an huyện Gia Lâm là do nhận được ý kiến từ xã

Lý giải nguyên nhân vì sao khi bên Hợp tác xã đã nhận được công văn tạm đình chỉ hoạt động chợ từ Công an huyện Gia Lâm mà đến nay vẫn mở để chợ tiếp tục hoạt động, ông Sơn cho chia sẻ thêm: “Hợp tác xã được bàn giao quản lý chợ Nành vào năm 2007, tổng chợ có 1.121 gian hàng kinh doanh. Vào tối ngày 03/11 sau khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thì sáng ngày 04/11, tôi có tiến hành đóng chợ và bà con lên chợ phản đối. Sau đó tôi có nhận được văn bản số 250/UBND-VP của UBND xã Ninh Hiệp về việc xin tiếp tục mở cửa chợ Nành gửi UBND huyện Gia Lâm và Công an huyện Gia Lâm, công văn do ông Nguyễn Văn Tuấn chủ tịch xã Ninh Hiệp ký ngày 04/11/2022. Hiện tại việc mở lại chợ Nành là tôi đang thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND xã.

Văn bản số 250/UBND-VP của UBND xã Ninh Hiệp về việc xin tiếp tục mở cửa chợ Nành
Văn bản số 250/UBND-VP của UBND xã Ninh Hiệp về việc xin tiếp tục mở cửa chợ Nành

Được biết, đến nay phía Hợp tác xã cũng chưa nhận được ý kiến hay văn bản phản hồi về việc mở lại chợ Nành tại xã Ninh Hiệp.

Vậy, liệu UBND xã Ninh Hiệp có đang “cố tình” làm trái văn bản chỉ đạo của Công an huyện Gia Lâm, để chợ Nành “mặc nhiên” vẫn tiếp tục hoạt động? Và đang “vượt quyền” tự ý làm theo ý kiến của riêng xã hay không?

UBND huyện Gia Lâm và Công an huyện Gia Lâm đã có ý kiến chỉ đạo như thế nào về vấn đến trên? Để có câu trả lời khách quan và chính xác nhất, đề nghị các cơ quan hữu quan cần sớm vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc.

Theo ghi nhận của phóng viên, không chỉ tại chợ Nành mà có một số khu vực như trung tâm thương mại Tuấn Dung, khu kinh doanh hàng hóa quần áo, vải xóm 6, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bày bán hàng hóa, thiếu an toàn về công tác PCCC diễn ra từ rất lâu.

Tại khu gian hàng xóm 6 - một trong những khu kinh doanh sầm uất với khối lượng hàng hóa lớn trên địa bàn, có hàng trăm hộ kinh doanh, buôn bán vải, quần áo, giày dép, túi xách và các mặt hàng dễ cháy. Vậy nhưng, tại đây, rất khó có thể bắt gặp các bình cứu hỏa hay thiết bị chữa cháy.

Lòng đường cũng trở thành nơi “trưng bày” các mặt hàng, bất chấp các vi phạm về PCCC
Lòng đường cũng trở thành nơi “trưng bày” các mặt hàng, bất chấp các vi phạm về PCCC
Hàng hóa được bày bán “ra tận” lòng đường tại chợ
Hàng hóa được bày bán “ra tận” lòng đường tại chợ

Bên cạnh đó, nhiều hộ kinh doanh cơi nới, lấn chiếm lối đi, lòng đường để xếp hàng hóa. Dẫu biết việc sắp xếp hàng hóa lấn chiếm lối đi chung sẽ làm giảm khoảng cách an toàn và gây khó khăn trong việc chữa cháy, thoát nạn nhưng theo nhiều tiểu thương, do lượng hàng quá nhiều, trong khi không gian chật hẹp nên không còn cách nào khác.

Các ki-ốt san sát nhau nhưng lại “bỏ quên” các thiết bị PCCC
Các ki-ốt san sát nhau nhưng lại “bỏ quên” các thiết bị PCCC

Là một “dân buôn” chính hiệu và thường hay lui tới các khu chợ tại Ninh Hiệp, chị H.A (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, chị hay tới các khu chợ tại đây để lấy hàng nhưng  chị khá ái ngại với vấn đề an toàn và công tác PCCC, thỉnh thoảng chị mới thấy có bình cứu hỏa tại một vài gian hàng, đường đi thì chật hẹp vì các chủ bày bán hàng hóa thẳng ra lòng đường. Điều này rất nguy hiểm nếu như chẳng may có vụ cháy nào xảy ra sẽ có hậu quả rất lớn về hàng hóa, tài sản cũng như cả tính mạng của mọi người.

Trung tâm thương mại

Không chỉ tại khu hoạt động kinh doanh xóm 6, mà ngay đến Trung tâm thương mại Tuấn Dung công tác PCCC vẫn còn nhiều bất cập, khu vực bày bán hàng hóa lấn chiếm cả lối đi lại, các thiết bị PCCC cũng bị che khuất bởi vô số mặt hàng.

Các mặt hàng bày bán tại đây đa số là quần áo cực kỳ bén lửa
Các mặt hàng bày bán tại đây đa số là quần áo cực kỳ bén lửa
Thiết bị PCCC cũng bị che khuất bởi vô số mặt hàng
Thiết bị PCCC cũng bị che khuất bởi vô số mặt hàng
Quần áo, hàng hóa được bày bàn giữa đường đi của TTTM
Quần áo, hàng hóa được bày bàn giữa đường đi của TTTM
Theo quy định tại Điều 25 Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 thì “Tại các chợ quy mô lớn và trung tâm thương mại phải tách điện phục vụ kinh doanh, sinh hoạt, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt..”. Nếu lập các kiot bán hàng thì cần phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo quy định tuy nhiên Khu dịch vụ thể dục thể thao được xây dựng không phải với mục đích này do đó không đảm bảo hệ thống phòng cháy, chữa cháy, từ đó gây ra nguy cơ cháy nổ, làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Để rộng đường dư luận phóng viên Thương hiệu và Công luận đã có buổi trao đổi làm việc với ông Phạm Xuân Quang  - Phó Trưởng Công An huyện Gia Lâm, ông Quang cho biết: “Phía Công an huyện chỉ đạo rất quyết liệt về công tác PCCC,

Trao đổi về công tác PCCC trên địa bàn huyện Gia Lâm, đặc biệt là xã Ninh Hiệp ông Phạm Xuân Quang  - Phó Trưởng Công An huyện Gia Lâm cho biết: “Tổng trên địa bàn xã Ninh Hiệp có 1 chợ truyền thống là chợ Nành, 1 chợ dân sinh xóm 8 và 4 trung tâm thương mại. Đối với các công tác PCCC Công an huyện chỉ đạo rất quyết liệt, tăng cường công tác kiểm tra thường trực các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Đối với trường hợp về chợ Nành, Công an huyện đã có tờ trình báo cáo lên thành phố xử lý hai lần là đã thực hiện nộp vi phạm 90 triệu đồng và báo cáo về thực trạng của chợ Nành. Trong thời gian 30 ngày theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tái kiểm tra cơ sở sau khi đã xử lý vi phạm, trong trường hợp xảy ra nghiêm trọng có thể kiểm tra đột xuất cơ sở”.

Hiện tại phía Công an huyện cũng đang tiến hành kế hoạch tăng cường công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ mùa hanh khô và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn toàn huyện, đã xử lý vi phạm đình chỉ và tạm đình chỉ khoảng 1150 cơ sở vi phạm về PCCC trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Thực tế cho thấy, tại một số chợ truyền thống công tác PCCC chưa được chú trọng, việc lắp đặt các thiết bị chữa cháy còn mang tính hình thức, đối phó, nguy cơ xảy ra hỏa hoạn luôn tiềm ẩn.

Để công tác PCCC tại các chợ được đảm bảo thì rất cần sự chủ động, tích cực của các cấp, ngành, ban quản lý chợ trong việc tuyên truyền, nhắc nhở và xử phạt răn đe. Đặc biệt, quan trọng hơn cả là các hộ kinh doanh cần nâng cao ý thức thực hiện nghiêm các quy định về PCCC, nhằm đảm bảo sự an toàn về người và tài sản, nhất là trong mùa hanh khô dễ xảy ra hỏa hoạn.

Mới đây ngày 26/07, ông Lê Hồng Sơn- Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ban hành công văn số 2389/UBND-NC về việc tăng cường công tác PCCC&CNCH đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Theo đó, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót và nâng cao hiệu quả, duy trì thường xuyên công tác PCCC&CNCH tại khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; quyết tâm kiềm chế, làm giảm số vụ cháy và thiệt hại về người, tài sản do cháy gây ra đối với loại hình này, UBND TP Hà Nội yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện tốt một số nội dung như sau:

Công an TP tiếp tục tham mưu UBND TP hoàn thiện thể chế thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH trên địa bàn, trọng tâm là: công tác triển khai thực hiện quy định mức hỗ trợ thường xuyên đối với các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng tại Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND TP; (2) quyết định số 32/2021/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND TP ban hành quy định về an toàn PCCC đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; (3) chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 23/04/2021 của Chủ tịch UBND TP về thực hiện công tác QLNN về PCCC&CNCH đối với loại hình nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP; (4) Báo cáo UBND TP ban hành đề án tổng thể về nâng cao năng lực và đảm bảo an toàn PCCC, CNCH trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thực hiện tốt công tác nắm tình hình, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, xây dựng phong trào toàn dân về PCCC&CNCH; xây dựng và tổ chức thực tập, diễn tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an đối với khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ trong khu dân cư có huy động lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở tham gia; kiểm tra an toàn PCCC&CNCH đối với các cơ sở, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp quản lý; kiên quyết xử lý đối với các hành vi vi phạm về PCCC&CNCH theo quy định của pháp luật.

Tổ chức rút kinh nghiệm toàn diện đối với các vụ cháy; chỉ rõ các tồn tại, hạn chế để đề ra giải pháp khắc phục. Đối với các đơn vị, địa phương để xảy ra cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, Công an Thành phố phối hợp Văn phòng UBND TP xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, đề xuất hình thức xử lý trong trường hợp có dấu hiệu buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quản nhà nước về PCCC&CNCH, không triển khai đầy đủ các nội dung, biện pháp mà UBND TP đã chỉ đạo. Điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, xử lý theo quy định; trường hợp xác định có dấu hiệu của tội phạm thì phải điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật...

Thương hiệu và Công luận tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Khánh Ninh – Tâm An

Bài liên quan

Tin mới

SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển
SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hoạt động này thuộc dự án trồng rừng “chồi xanh hạnh phúc” do công ty phát động.

Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ
Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ

PPE là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, cổ đông cô đặc nhưng liên tiếp thay đổi cổ đông lớn và lãnh đạo, với sự xuất hiện của bóng dáng nhiều tên tuổi lớn.

Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2
Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2

Qua 1 quý, Hoà Phát (mã: HPG) đã ghi nhận tăng hơn 12.000 tỷ đồng tiền vay nợ so đầu năm. Phần lớn trong khoản này, được doanh nghiệp rót vào "quả đấm thép" Gang thép Dung Quất 2.

Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng
Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng

Ngành thuế hiện nắm giữ dữ liệu về tài khoản thanh toán của trên 9 triệu tổ chức và trên 121 triệu cá nhân tại 96 ngân hàng thương mại. Trong báo cáo mới phát đi, Tổng cục Thuế cho biết đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Quy định về tài khoản kế toán từ 1/1/2025
Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Quy định về tài khoản kế toán từ 1/1/2025

Thông tư 24/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, trong đó quy định về tài khoản kế toán.

Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO
Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Bà Simona-Mirela Miculescu khẳng định, Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của UNESCO, là một trong những nước đi đầu trong việc triển khai hiệu quả các chương trình, hoạt động của UNESCO, luôn nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của bạn bè quốc tế.