Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bán đảo Cà Mau ngày càng sụt lún, do khai thác nước ngầm quá mức?

Dự báo đến năm 2050, khoảng 60% diện tích bán đảo Cà Mau sẽ thấp hơn mực nước biển. Nguyên nhân là do khai thác nguồn nước ngầm quá mức.

“Toàn bộ tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập niên tới.” – Đây là những lời cảnh báo của Viện Địa kỹ thuật hoàng gia Na Uy (NGI) cho Việt Nam hồi năm 2013, trong hội thảo công bố giai đoạn 1 dự án “Sự sụt lún đất của bán đảo Cà Mau” phối hợp với Bộ NN&PTNT. Dữ liệu vệ tinh của họ cho thấy trong 20 năm qua, bờ biển, đặc biệt là bờ Đông Cà Mau đã bị lùi vào từ 100 – 1.400m.

ĐBSCL, vùng đồng bằng châu thổ rộng thứ ba thế giới, đóng góp đến hơn 50% sản lượng gạo và thủy sản toàn quốc, đang chìm dần và trở thành nơi khó sinh sống hơn, do tình trạng sụt lún đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của NGI, chỉ riêng tại Cà Mau, độ sụt lún đã lên đến 70cm ở nhiều nơi và có có thể đạt từ 80 tới 150cm trong vòng hai thập kỷ tới. Và vì chỉ cao hơn mực nước biển từ 1 đến 1,5m, Cà Mau hoàn toàn có khả năng bị xóa sổ, kế đến là các tỉnh ven biển lân cận.

Bán đảo Cà Mau ngày càng sụt lún, do khai thác nước ngầm quá mức? - Hình 1

Sụt lún ven sông ở ĐBSCL. Nguồn: baocantho.com

Theo nhận định của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam vừa đưa ra mới đây, “ĐBSCL đang sụp lún 2 - 4cm/năm, chủ yếu ở các khu vực thấp ven biển. Đáng lưu ý, quá trình sụp lún với tốc độ ngày càng nhanh, trong đó khu vực bán đảo Cà Mau có tốc độ lún cao nhất”

Nguyên nhân do các đập thủy điện ở thượng nguồn làm suy giảm nguồn phù sa bùn cát. Hiện lượng bùn cát đổ về ĐBSCL giảm khoảng 70% - 80%, đến năm 2040 có thể giảm đến 95%. Xu thế xói lở bờ sông, bờ biển và suy thoái ngày càng nghiêm trọng.

Dự báo đến năm 2050, khoảng 60% diện tích bán đảo Cà Mau sẽ thấp hơn mực nước biển. Nguyên nhân là do khai thác nguồn nước ngầm quá mức.

Lâu nay, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cảnh báo về tình trạng khai thác nước ngầm quá mức ở bán đảo Cà Mau, dẫn đến nhiều hệ lụy gây ô nhiễm nguồn nước, sụp lún... Nếu không sớm kiểm soát và quản lý hiệu quả việc khai thác nước ngầm, tình trạng ngập úng, xâm nhập mặn, suy thoái đất, nước ngầm càng trầm trọng hơn trong bối cảnh lún sụp nhanh ở bán đảo Cà Mau.

Thực tế, dự báo về việc khai thác nước ngầm quá mức đã diễn ra từ lâu. Ngay từ năm 2008, báo cáo của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước cho miền Nam Việt Nam (DWPRIS) đã chỉ ra là nhu cầu về nước ngầm đang tăng khoảng 10%/năm. Dự kiến đến năm 2020, tổng nhu cầu nước ngầm cho tất cả các hạng mục dự kiến là khoảng 5 triệu m3. Tuy nhiên, tổng dự trữ nước ngầm ước tính hằng năm chỉ là 4,5 triệu m3, tương đướng 88% nhu cầu dự kiến. Điều này nhanh chóng dẫn đến việc khai thác nước ngầm quá mức.

“Việt Nam nên ngừng khai thác nước ngầm càng sớm càng tốt,” ông Tom Kompier, Bí thư thứ nhất về Nước và Khí hậu của Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan đề xuất, trong buổi công bố báo cáo Tác động của 25 năm khai thác nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long  (2/6/2017) - “Thay vì sử dụng nước ngầm, cần đầu tư nhiều hơn vào việc cải tạo kênh để giúp nông dân có nước sạch để canh tác”.

Khuyến nghị của ông Kompier dựa trên cơ sở rằng nước dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp ở các vùng nông thôn ở ĐBSCL chiếm đến gần 80% khối lượng nước ngầm được khai thác. Trong khi nước cho các đô thị và khu công nghiệp phải có giấy phép khai thác, các giếng khoan nhỏ ở nông thôn, do các hộ tự quản lý và khai thác lại đang diễn ra một cách tự phát, khó quản lý. Do vậy, tình trạng khai thác nước ngầm quá mức thường diễn ra ở nhóm đối tượng này, người dân khai thác ồ ạt, không kiểm soát khối lượng do Chính phủ Việt Nam không tính phí cho lượng nước sử dụng.

Hiện tại việc hạn chế việc khai thác nước ngầm tự phát của hộ gia đình vẫn chưa được chú trọng. Trong 13 tỉnh, thành phố trực thuộc và tính thêm cả TP. HCM, mới chỉ mới có TP. HCM ra Quyết định số 69/QĐ-UBND nhằm hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất ở một số khu vực trên địa bàn thành phố vào năm 2007.

Tuy nhiên, các quy đình này vẫn không được tuân thủ chặt chẽ, tình trạng khai thác nước ngầm trái phép vẫn diễn ra phổ biến; dù quy định rất cụ thể về khu vực nào hạn chế, cấm và ở mức độ nào. Luật Tài nguyên nước 2010 cung cấp khung pháp lý để tính phí sử dụng nước ngầm cho mục đích thương mại, nhưng các công ty chỉ phải trả tiền một lần cho phí đăng ký và đánh giá. Họ không phải trả tiền cho khối lượng nước ngầm sử dụng, trong khi chi phí xử lý nước ngầm trung bình khoảng 600VNĐ/m3, so với 11.265VNĐ/m3 của nước máy bơm. Chi phí sử dụng quá thấp, thậm chí là bằng không như vậy dẫn đến tình trạng người dùng không có động lực để sử dụng nước ngầm hiệu quả.

Để đối phó với tình trạng này, trong hội nghị Động lực tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm của Việt Nam (29/8/2018), TS Lê Việt Phú, ĐH Fulbright Việt Nam đề xuất cần phải coi nước là hàng hóa khan hiếm và người dùng phải trả giá để được sử dụng nước, theo đúng giá trị gia tăng mà nó tạo ra cho xã hội.

Tính phí sử dụng nước ngầm sẽ là biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng khai thác, sử dụng nước ngầm bừa bãi, lãng phí. Nghiên cứu của TS. Phú về Giá trị của nước ngầm phục vụ tưới tiêu ở Việt Nam đã ước tính ra mỗi hectare tiêu tốn khối lượng nước ngầm có giá trị là 6,32 triệu VNĐ/năm, tương đương khoảng 1/3 thu nhập ròng trên mỗi ha đất.

Như vậy, tổng giá trị của nước ngầm cho tưới tiêu nông nghiệp không thấp hơn 1.200 tỷ VND trong năm 2010. Điều này là những cơ sở vững chắc ban đầu cho việc đề xuất thu phí sử dụng nước ngầm. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi nhiều nguồn lực, thời gian và phải đối mặt với nhiều thách thức – đặc biệt là sự phản đối từ người dân.

Vì thế, việc tuyên truyền, giáo dục về các tác hại của việc sử dụng nước ngầm cũng như phát triển các giải pháp tiết kiệm nước sạch, xử lý nước mặt cũng cần được tiến hành song song.

Hải Nam

Tin mới

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.