Thực hành sơ tán nhân dân trong diễn tập Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Bình năm 2022.
Thực hành sơ tán nhân dân trong diễn tập Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Bình năm 2022 (Ảnh: bacninh.gov.vn)

Theo đó, Quy chế gồm 5 chương, 14 điều, quy định rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc hoạt động, quản lý Nhà nước đối với Quỹ; tổ chức bộ máy quản lý Quỹ; đối tượng và mức đóng góp Quỹ; quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh; trách nhiệm của các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương trong tổ chức thu, nộp, giám sát sử dụng Quỹ…

Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Việc quản lý và sử dụng Quỹ phải đảm bảo đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả, đúng theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh trực tiếp quản lý hoạt động của Quỹ và quyết định các vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền theo quy định. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh.

Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai như: Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai (bao gồm: lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai...); chi hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai như sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế; thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến.

Về cơ cấu tổ chức, Quỹ gồm có Hội đồng Quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và Cơ quan quản lý Quỹ. Trong đó, Hội đồng Quản lý Quỹ là tổ chức cao nhất của Quỹ, bao gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng. Ban Kiểm soát Quỹ gồm 3 thành viên, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Cơ quan quản lý Quỹ gồm có Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ.

Việt Anh