Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ban quản lý các KCN Thái Nguyên: 20 năm xây dựng và trưởng thành

Thái Nguyên là tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển từ rất sớm, trải qua nhiều bước thăng trầm, trong những năm gần đây, Đảng bộ Tỉnh xác định xây dựng và phát triển các KCN một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững.

Thành tựu 20 năm xây dựng và phát triển

Được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập từ năm 2000, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên (Ban Quản lý) với chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý và phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh.

Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Công tác quy hoạch được Ban Quản lý xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, quyết định cho việc xây dựng nền móng phát triển các KCN sau này. Tính đến tháng 10/2020, tỉnh Thái Nguyên có 06 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích là 1.420 ha bao gồm các KCN: Sông Công I, Sông Công II, Nam Phổ Yên, Yên Bình, Điềm Thụy, Quyết Thắng; cả 6/6 KCN đều được thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500 để làm cơ sở thực hiện đầu tư.. Các KCN của Thái Nguyên thu hút được 239 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 8,662 tỷ USD và trên 16.000 tỷ đồng.

Công tác quản lý quy hoạch xây dựng các KCN được thực hiện theo đúng trình tự, quy định, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Đến nay, trật tự xây dựng trong các KCN đã đi vào nền nếp. Việc quy hoạch và xây dựng các KCN hợp lý kết hợp với công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết một cách chặt chẽ, bài bản đã góp phần đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư vào các KCN trong Tỉnh. Việc thiết lập mô hình KCN, đô thị, dịch vụ tiện ích đã góp phần hình thành các khu đô thị mới gắn với phát triển cụm công nghiệp, làng nghề và kiến tạo bộ mặt nông thôn mới; tạo lập và phân bổ không gian kinh tế, tạo sự phát triển hài hòa giữa các khu vực trong Tỉnh; tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật KCN với hạ tầng xã hội, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và công tác an sinh xã hội… là cơ sở để Thái Nguyên hội nhập và phát triển bền vững.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc trao Quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên cho đồng chí Phan Đức CườngChủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc trao Quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên cho đồng chí Phan Đức Cường

Về đầu tư phát triển, những năm đầu xây dựng KCN, thu hút đầu tư rất khó khăn, chủ yếu là những dự án nhỏ, dự án trong nước, có quy mô vốn thấp (tập trung ở các lĩnh vực: Luyện kim, gia công cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng..). Trong giai đoạn này, tính đến hết năm 2010, các KCN chỉ thu hút được 52 dự án (trong đó có 4 dự án FDI) với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 5.700 tỷ đồng. Đồng thời, các doanh nghiệp KCN đạt được một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu: Doanh thu ước trên 3.500 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu trên 500 tỷ đồng, nhập khẩu 250 tỷ đồng, tạo việc làm trên 6.000 lao động, nộp ngân sách đạt gần 30 tỷ đồng.

Trong những năm gần đây, với những lợi thế về hạ tầng giao thông đã mang lại nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Với tinh thần năng động, sáng tạo, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã chủ động tham mưu cho UBND Tỉnh thực hiện công tác xúc tiến đầu tư đi vào thực chất; kết quả đã thu hút được nhiều dự án của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đầu tư vào các KCN của Tỉnh (Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên, MDF Dongwha Việt  Nam, Hansol Việt Nam, Alutec Vina, ALK Vina, Mani Hà Nội...).

Đến thời điểm hiện nay có 09 quốc gia và vùng lãnh thổ  đầu tư vào các KCN Thái Nguyên (Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Malayxia, Pháp,  Đức…). Các nguồn lực đầu tư này đã tạo cú hích mạnh mẽ để tỉnh Thái Nguyên có những bước tăng trưởng và phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Lũy kế đến hết tháng 10/2020, các KCN tỉnh Thái Nguyên thu hút được 239 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 8,662 tỷ USD và trên 16.000 tỷ đồng,  (trong đó 121 dự án FDI và 118 dự án đầu tư DDI).

Các dự án trên đều sử dụng máy móc, thiết bị thế hệ mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất các sản phẩm sạch, không phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất của các dự án FDI trong giai đoạn này chiếm trên 60% tổng số vốn đầu tư đăng ký của dự án. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy gia tăng hàm lượng giá trị công nghệ trong giá trị của sản phẩm, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các KCN Thái Nguyên.

KCN Sông Công II đã có 16 nhà đầu tư đăng ký lập dự án trong KCN với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 1,3 tỷ USD và 750 tỷ đồng. Các dự án đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng,KCN Sông Công II đã có 16 nhà đầu tư đăng ký lập dự án trong KCN, các dự án đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng,

Riêng KCN Sông Công II được khởi công đầu năm 2018, đến nay đã có 16  nhà đầu tư đăng ký lập dự án trong KCN (trong đó có 09 dự án FDI, 07 dự án DDI) với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 1,3 tỷ USD và 750 tỷ đồng. Hiện nay các dự án đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, tiến độ giải ngân đạt trên 80%; dự kiến đầu năm 2021 có một số nhà máy đi vào sản xuất, giải quyết việc làm cho khoảng 30 ngàn lao động có thu nhập ổn định, lâu dài.

Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được Ban Quản lý quan tâm, bám sát thực tiễn, chủ động hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật như: Pháp luật đầu tư xây dựng, lao động, quy hoạch xây dựng, đặc biệt là pháp luật bảo vệ môi trường,.. đã góp phần giúp Ban Quản lý tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn. Đồng thời giúp các doanh nghiệp KCN triển khai dự án đúng tiến độ và hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế- xã hội Tỉnh nhà.

Năm 2019, doanh thu của các doanh nghiệp trong các KCN đạt 30,8 tỷ USD và 8.146,4 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 25,052 tỷ USD; giá trị nhập khẩu 17,72 tỷ USD; nộp ngân sách đạt 7.218 tỷ đồng.  

Trong 8 tháng đầu năm 2020, mặc dù các doanh nghiệp KCN bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN vẫn duy trì ổn định, với các kết quả đạt được: Doanh thu đạt 20,1 tỷ USD và 4.700 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 16,5 tỷ USD; giá trị nhập khẩu 11,9 tỷ USD; nộp ngân sách nhà nước đạt 4.840 tỷ đồng.

Phát huy tốt mọi nguồn lực để phát triển bền vững

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp, lực lượng lao động trong các KCN cũng không ngừng tăng lên. Nếu như số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN 10 năm đầu thành lập chỉ có 6.000 người, thì trong vòng 10 năm trở lại đây, con số này đã tăng gấp nhiều lần, đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp KCN đã thu hút được là 92.800 lao động (có thời điểm lên đến gần 120 nghìn lao động) với thu nhập bình quân của người lao động là 6,8 triệu đồng/người/tháng.

Với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động Ban Quản lý đã phát huy cao cao tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong trong thực thi nhiệm vụ để hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào Tỉnh. Kết quả, đến nay đóng góp của các KCN tỉnh Thái Nguyên giữ vị trí quan trọng hàng đầu của Tỉnh, góp phần tích cực đưa Thái Nguyên trở thành Tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại của cả nước.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng được tạo ra từ các KCN đã góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và tạo lập niềm tin để các doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả nêu trên, một lần nữa khẳng định rõ vị trí, vai trò của các KCN trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế các địa phương trong Tỉnh nói riêng.

Trong công tác tổ chức, Ban đã tạo được sự đồng thuận, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, công chức trong Ban (từ quản lý hành chính sang hành chính phục vụ), lấy doanh nghiệp, nhà đầu tư làm trung tâm, mục tiêu phục vụ gắn với đề cao trách nhiệm hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp KCN.

Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên  được sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên; sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ngành, huyện, thị, thành phố có KCN; và đặc biệt  nhân dân trong vùng dự án đã luôn đồng hành, ủng hộ, cam kết tạo mọi điều kiện thun lợi để cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Lao động Hạng Nhất cho Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thái Nguyên lần thứ 5 (2020-2025)Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Lao động Hạng Nhất cho Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thái Nguyên lần thứ 5 (2020-2025)

Ban Quản lý các KCN Tỉnh đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về KCN, linh hoạt đề xuất với Tỉnh áp dụng cơ chế “Vận động ứng trước tiền thuê đất có hạ tầng nộp một lần cho 50 năm” và được Thủ tướng Chính phủ và UBND Tỉnh chấp thuận. Cơ chế này đã giúp Ban Quản lý các KCN chủ động, linh hoạt trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào KCN. Đặc biệt là khơi thông những bế tắc, khó khăn về nguồn lực đầu tư công cấp cho các dự án hạ tầng KCN và hạ tầng các khu tái định cư.

Với phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, Ban Quản lý đã tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong KCN. Đặc biệt trong công tác cải cách hành chính, Ban đã tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa, tại chỗ” nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp và tiết giảm tối đa chi phí thời gian cho các nhà đầu tư.

Thực hiện tốt công tác cán bộ; Nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhà đầu tư hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp trong việc tiếp cận, vận động xúc tiến đầu tư…; Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch. Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN. Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch các KCN mới, trước mắt khẩn trương phê duyệt quy hoạch chi tiết mở rộng KCN Sông Công 2, KCN Yên Bình, KCN- Đô thị - Dịch vụ Phú Bình để triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư hạ tầng công nghiệp…;Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra đối với doanh nghiêp, tránh chồng chéo, đảm bảo hiệu quả…; Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động…; Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy trong các KCN….

Ghi nhận những thành tích xuất sắc mà Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã đạt được trong suốt 20 năm qua, nhiều năm liền tập thể và cá nhân Ban Quản lý vinh dự được Đảng, Chính phủ, UBND tỉnh Thái Nguyên và các Bộ, ngành trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, có giá trị tinh thần vô cùng to lớn. Đặc biệt tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thái Nguyên lần thứ 5 (2020-2025), Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã vinh dự được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất vì đã có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước và phát triển các KCN trên địa bàn.

Hoàng Thiệp

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine

Nguồn ngân sách mới cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng công bố gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine - bao gồm xe bọc thép, đạn cho các hệ thống phòng không, pháo binh, chống tăng...

Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam

Học giả Argentina cho rằng, trên nền tảng chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam đã xây dựng đất nước ngày một phát triển, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý
Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý

Ngày 26/4, tại Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Vấn đề giá lúa gạo giảm thời gian qua cũng được đưa ra thảo luận.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có đề nghị các sở du lịch, sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn, 3 người tử vong
Tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn, 3 người tử vong

Thông tin từ Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ngãi, trên vùng biển gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xảy ra vụ chìm tàu khiến 5 người rơi xuống biển. Hiện đã tìm được 3 thi thể.