Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bánh Trung thu xuống phố sớm có bù lỗ cho những mùa trăng Covid-19

Thời điểm này, trên nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội, không ít thương hiệu đã dựng quầy bán bánh trung thu với đủ mẫu mã đa dạng nhưng người mua vẫn còn thưa thới. Bên cạnh đó, việc bánh trung thu xuống phố cũng khiến cho vấn đề chiếm dụng lòng, lề đường tiếp tục tái diễn.

Bánh trung thu xuống phố “ngóng” người mua

Dù còn 1,5 tháng nữa mới đến Tết trung thu nhưng hiện trên nhiều nẻo đường ở Hà Nội, các quầy hàng bán bánh trung thu đã được dựng lên khá nhiều. Ghi nhận của PV Thương hiệu và Công luận trong ngày 27/07 tại các tuyến đường như: Thụy Khuê, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Xuân Đỉnh,... một loạt nhãn hàng lớn như Kinh Đô, Thu Hương Bakery, Madame Hương, Hữu Nghị... đã bắt đầu dựng sạp mở bán. Các cơ sở bánh Trung thu truyền thống nổi tiếng như Bảo Phương, Sinh Hùng, Tuấn Anh,... cũng bày bán trở lại. 

Thời điểm này, trên nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội, không ít thương hiệu đã dựng quầy bán bánh Trung thu
Thời điểm này, trên nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội, không ít thương hiệu đã dựng quầy bán bánh Trung thu.
Các cơ sở bánh Trung thu truyền thống nổi tiếng như Bảo Phương, Sinh Hùng, Tuấn Anh,... cũng bày bán trở lại.
Các cơ sở bánh Trung thu truyền thống nổi tiếng như Bảo Phương, Sinh Hùng, Tuấn Anh,... cũng bày bán trở lại..

Lý giải cho việc cho “xuống phố” khá sớm, nhiều đại diện tại các quầy bánh Trung thu chia sẻ, ngoài việc đáp ứng nhu cầu khách mua sớm cho dịp Rằm tháng Bảy, các thương hiệu còn mong có thêm thời gian bán hàng để bù lỗ cho 02 năm qua chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.  

Dù vậy, đến thời điểm này, lượng khách mua hàng vẫn còn thưa thớt. Anh Văn Đức, nhân viên bán hàng tại quầy bánh Kinh Đô trên đường Võ Chí Công cho hay, quầy đã dựng được hơn 1 tuần lễ nhưng lượng khách tới hỏi vẫn khá ít. 

Trên các quầy hàng, dù sản phẩm, mẫu mã chưa về đủ nhưng anh Đức vẫn tư vấn nhiệt tình. “Vì còn sớm nên chưa có nhiều mẫu mã được bày bán. Thế nhưng, bánh năm nay chất lượng tốt, nhiều mẫu mã mới. Dù vậy, giá bán có cao hơn các năm trước bởi mặt bằng chung của các mặt hàng đều tăng giá nên giá bánh trung thu cao cũng là điều dễ hiểu”, anh nói.

Vì còn khá sớm, các mẫu mã bánh Trung thu của thương hiệu Kinh Đô vẫn chưa về đủ để phục vụ khách hàng
Vì còn khá sớm, các mẫu mã bánh Trung thu của thương hiệu Kinh Đô vẫn chưa về đủ để phục vụ khách hàng.

Thông tin về giá bán, anh Đức cho biết, năm nay giá bánh trung thu tăng nhẹ tùy từng mẫu mã. Cụ thể, bánh Kinh Đô được bán tại các sạp trong năm nay có giá từ 55.000 - 390.000 đồng/ cái tùy loại. So với năm ngoái tăng 2-5%, không có chênh lệch giá quá lớn. Giá thấp nhất là bánh dẻo không trứng tăng từ 52.000 đồng lên 55.000 đồng/ cái. Những sản phẩm bánh nướng truyền thống không có trứng 150g như cốm dừa năm ngoái có giá 64.000 đồng/ chiếc nay lại lên 65.000 đồng; bánh đậu xanh 1 trứng loại 150g tăng từ 61.000 đồng tới 62.000 đồng; thập cẩm lạp xưởng tăng nhẹ từ 67.000-72.000 đồng/ chiếc lên 68.000-73.000 đồng/ chiếc;...

Dù trải qua 2 mùa đại dịch Covid-19, năm nay giá bánh Trung thu của Kinh Đô chỉ tăng nhẹ, không đáng kể
Dù trải qua 02 mùa đại dịch Covid-19, năm nay giá bánh Trung thu của Kinh Đô chỉ tăng nhẹ, không đáng kể.

Đang chọn bánh trung thu tại quầy bán bánh trên đường Võ Chí Công, chị Thùy Dương (20 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, sở dĩ chị chọn mua bánh khá sớm dù chưa đến “mùa” là bởi chị muốn mua bánh để thắp hương cho ngày mồng 1/7 âm lịch này. Tuy nhiên, chị Dương cũng tỏ ra khá bất ngờ bởi giá bánh năm nay tăng nhẹ. Nhưng theo chị Dương, giá bán này không ở mức quá cao nên người tiêu dùng như chị vẫn chưa cần phải đắn đo quá nhiều. 

Được biết, không chỉ bánh trung thu của Kinh Đô mà các thương hiệu như Hữu Nghị, Thu Hương Bakery,... cũng theo đà tăng giá. Cụ thể, bánh dẻo đậu xanh 150g của Hữu Nghị có giá 52.000 đồng/ chiếc trong năm 2021 nhưng năm nay giá niêm yết trên thị trường là 57.000 đồng/ chiếc. Những sản phẩm bánh nướng truyền thống 150g khác cũng lên giá nhẹ từ 10-15% như: Bánh nướng đậu đỏ từ 55.000 đồng lên tới 60.000 đồng/ chiếc; bánh nướng thập cẩm lạp xưởng hiện có giá 68.000 đồng/ chiếc, tăng 7.000 đồng so với năm ngoái; bánh nướng đậu xanh 1 trứng có giá 59.000 đồng trong năm trước thì hiện tại là 62.000 đồng/ chiếc;...

Ghi nhận tại quầy bánh của Thu Hương Bakery trên đường Nguyễn Chí Thanh, giá bánh Trung thu năm nay của hãng cũng có sự điều chỉnh nhẹ, cụ thể, bánh nướng cổ truyền 220g có giá 66.000 đồng/chiếc, tăng 1.000 đồng/ chiếc so với năm trước; bánh nướng hạt sen 150g từ 60.000 đồng/chiếc, cũng tăng 1.000 đồng/ chiếc; bánh dẻo chay từ 45.000 đồng/ chiếc nay đã lên giá 46.000 đồng/ chiếc;...

Dù cho vật giá leo thang, cơ sở bán bánh Trung thu cổ truyền vẫn không tăng giá để
Dù cho vật giá leo thang, cơ sở bán bánh Trung thu cổ truyền vẫn không tăng giá để "giữ chân" người tiêu dùng.

Trái ngược với các “ông lớn”, một số cơ sở sản xuất bánh Trung thu truyền thống vẫn cố gắng bình ổn giá cả để đáp ứng người tiêu dùng. Đại diện cơ sở sản xuất bánh Trung thu truyền thống Bảo Phương (Thụy Khuê, Hà Nội) bày tỏ: “Chúng tôi không tăng giá vì muốn giữ chân khách hàng dù năm nay xăng tăng, vật giá đều tăng, bột mì, trứng, dầu ăn,... đều leo thang. Cửa hàng tồn tại hơn 60 năm nay nên cố gắng để giá tốt nhất cho khách”. 

Trên các sàn giao dịch điện tử, người mua đã thấy lác đác vài chủ cửa hàng rao bán sản phẩm bánh này
Trên các sàn giao dịch điện tử, người mua đã thấy lác đác vài chủ cửa hàng rao bán sản phẩm bánh này.

Cùng với gian hàng truyền thống thì trên các diễn đàn mạng và sàn giao dịch điện tử như Shopee, Lazada, nhiều “tiểu thương mạng” cũng tranh thủ buôn bán mặt hàng bánh này.

Chỉ cần gõ cụm từ “bánh trung thu” trên trang mạng xã hội như Facebook, người tiêu dùng không khó để tìm cho mình loại bánh như mong muốn, từ handmade đến các thương hiệu lớn. Tuy nhiên, hiện nay, người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà với việc mua bánh trung thu bởi thời điểm này, bánh trung thu chưa thực sự vào mùa. 

Quầy bánh Trung thu lấn chiếm vỉa hè

Khi bánh Trung thu “xuống phố” cũng đồng nghĩa với việc trên vỉa hè dọc các tuyến đường lớn bị chiếm dụng hết phần đường của người đi bộ. Nhiều khách hàng muốn mua bánh, đa phần phải đỗ xe dưới lòng đường khiến không ít người tham gia giao thông bức xúc, khó chịu. Đáng chú ý, việc các chủ kinh doanh ngang nhiên lập quầy bán bánh trung thu trên vỉa hè khiến người đi bộ buộc phải tràn xuống lòng đường, đối diện với những nguy cơ tai nạn giao thông. 

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán trong nhiều năm qua vốn là vấn đề nhức nhối nhưng chưa thực sự chấn chỉnh được. Trước tình trạng các quầy bánh tràn lan, gây ảnh hưởng tới tình hình giao thông, Sở Công Thương TP. Hà Nội trong nhiều năm qua đã đề nghị UBND TP.  Hà Nội cho giải tỏa các cửa hàng, ki-ốt trưng bày và bán hàng trên vỉa hè, đặc biệt là các quầy bánh Trung thu. 

Các quầy bánh trung thu thời vụ mọc lên, lấn chiếm hết vỉa hè của người đi bộ
Các quầy bánh trung thu thời vụ mọc lên, lấn chiếm hết vỉa hè của người đi bộ.

Thực tế, để được sử dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh, chủ các quầy bánh Trung thu phải được UBND cấp quận/huyện cấp phép, quản lý và chỉ được hoạt động trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng phải có trách nhiệm nhắc nhở và xử lý những trường hợp hoạt động trái phép hoặc không đúng với giấy phép.

Căn cứ vào Điều 12, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị”. 

Thiết nghĩ, muốn chấn chỉnh việc quầy bánh Trung thu lấn chiếm vỉa hè khiến người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường, các cơ quan chức năng liên ngành và chính quyền địa phương trên địa bàn Thủ đô cần có những biện pháp cứng rắn. Mọi người dân đều mong chờ mỹ quan của thành phố sẽ sớm được trả lại, nhất là khi những ngày cận Trung thu đang ngày một gần. 

Hồng Nhung

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023
Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023

Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023 với doanh thu đạt 391 tỷ đồng, tỷ lệ thanh toán tối thiểu ở mức cao 10.721%.

PV Drilling (PVD) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2024 đạt 380 tỷ đồng
PV Drilling (PVD) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2024 đạt 380 tỷ đồng

Năm 2024, PV Drilling có kế hoạch đầu tư khoảng 2.661 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm 2023 như cụm thiết bị sửa giếng HWU, xây dựng nhà xưởng...

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Để tiếp tục triển khai thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.