Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí nặng như hiện nay là do hoạt động giao thông vận tải, xây dựng cùng hàng loạt các sinh hoạt, xả rác vô tội vạ của nhiều người dân.

Và trong số các nguồn rác thải gây lên ô nhiễm không khí tại các thành phố chủ yếu là sự đóng góp của khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như xe mô tô, xe gắn máy đóng góp nhiều nhất trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm không khí. Các khí thải chủ yếu là SO2, NO2, bụi (TPS, PM10, PP2,5).

Người dân Hà Nội đang phải hứng nhiều rất nhiều tác động từ ô nhiễm môi trường

Người dân Hà Nội đang phải hứng nhiều rất nhiều tác động từ ô nhiễm môi trường

Cụ thể, trong  liên tục nhiều ngày qua, AQI đo tại hơn 20 điểm ở Hà Nội luôn ở ngưỡng trên 100. Đây là mức tương đối xấu với môi trường. Các điểm đang báo động ô nhiễm tại Hà Nội Tô Hiệu (quận Hà Đông), Trường THPT Trung Văn (quận Nam Từ Liêm), Công viên Hòa Bình, Hàng Đậu (quận Hoàn Kiếm) đều cho thấy AQI trên 150 (mức “kém”).

Chỉ số bụi mịn PM 2.5 từ 90 đến 140 là mức “nguy hiểm”. Riêng điểm quan trắc Hàng Đậu, AQI duy trì mức trên 150 trong 3 ngày liên tiếp. Có thời điểm, chỉ số AQI đo được ở khu vực Đại sứ quán Mỹ (Láng Hạ) lên tới 204. Đây là ngưỡng “xấu”, rất nguy hại cho sức khỏe, cảnh báo sức khỏe ở tình trạng khẩn cấp.Theo đó, người dân có nhiều khả năng bị ảnh hưởng.

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, những ngày qua TP.HCM chìm trong một lớp mù là do Nam bộ đang chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nằm trên khu vực nam Trung bộ. Dải hội tụ này gây mưa diện rộng, mưa bất kể thời điểm nào trong ngày. Mưa rải rác khiến trong không khí luôn có nhiều hơi nước tạo thành lớp mù giảm tầm nhìn, giống như mây ở tầng thấp.

Theo các chuyên gia môi trường, lớp mù sương này không đơn thuần là sương mù bức xạ mà là sự hội tụ từ khói, cát, bụi từ cháy rừng bên Indonesia ngưng kết vào lớp độ ẩm trong không khí cao, hòa cùng khí phát thải từ hoạt động giao thông, công nghiệp và sinh hoạt của người dân. Nói cách khác, đây chính là lớp không khí ô nhiễm nghiêm trọng với lượng bụi mịn đo được đã đạt mức 2.5 - mức nguy hại đối với sức khỏe con người.

Cùng với sự đổ bộ của “không khí bẩn”, hàng loạt căn bệnh về hô hấp đang đe dọa đời sống của người dân TP.HCM. TS Trần Ngọc Đăng, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, phân tích bụi mịn là loại bụi có kích thước siêu nhỏ, có thể đi sâu vào đường hô hấp gây khó thở, tức ngực, giảm chức năng phổi, gây ra các đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dẫn đến các bệnh liên quan đến hô hấp như ho, hen suyễn...

Không chỉ ở 2 thành phố lớn, tại những vùng lân cận cũng cho thấy ngưỡng ô nhiễm không khí rất cao. Nhiều điểm đã đạt ở ngưỡng AQI từ 150 trở lên như Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) 170; TP. Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) và TP. Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) 151; Hải Phòng 161; TP. Phúc Yên (Vĩnh Phúc) 163; TP. Việt Trì (Phú Thọ) 162.

Đây là một tình trạng rất báo động để cộng đồng cần nhìn lại và ý thức về một nếp sống lành mạnh. Ý thức trong việc xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp theo đúng nghĩa thực của nó.

Hằng Vương