Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Khoảng trống cần lấp đầy

“Tình hình hiện nay, đòi hỏi các DN cần phải có sự chuẩn

(THCL) _ “Tình hình hiện nay, đòi hỏi các DN cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng về bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT), không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế”. Đó là nhận xét của ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.

Ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.

Ông đánh giá thế nào về tình trạng bảo hộ SHTT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?

SHTT là các sản phẩm do trí tuệ con người tạo ra và được pháp luật bảo hộ, gồm sở hữu công nghiệp (sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng…), bản quyền tác giả về văn học nghệ thuật (sách báo, tiểu thuyết, thơ ca, kịch, phim ảnh, âm nhạc, tác phẩm tạo hình…), giống cây trồng mới…

Ở các nước phát triển, luật bảo hộ SHTT đã có từ hàng trăm năm nay. Về ý nghĩa, bảo hộ SHTT kích thích sự sáng tạo của con người, cả về khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, tạo nên sự phát triển của nền văn minh nhân loại như ngày nay. Do đó, SHTT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong các hiệp định thương mại quốc tế song phương và đa phương, bảo hộ SHTT luôn là một nội dung chính yếu. Quy mô bảo hộ SHTT trên toàn thế giới ngày càng phát triển. Nhiều tổ chức, hiệp định quốc tế chuyên về bảo hộ SHTT quy mô toàn cầu được thành lập hoặc ký kết.

Ở Việt Nam, các luật và quy định về bảo hộ SHTT xuất hiện khá muộn: Năm 1981, mới có quy định đầu tiên về bảo hộ sáng chế; năm 1995, quy định về bảo hộ SHTT mới trở thành một chương của Bộ luật Dân sự và đến năm 2005, chúng ta mới có luật riêng về SHTT. Hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo hộ SHTT theo quy định của WTO. Tuy nhiên, việc thi hành Luật SHTT ở Việt Nam chưa hiệu quả. Công tác chống hàng giả, vi phạm quyền SHTT chưa đáp ứng yêu cầu. Các DN và người tiêu dùng còn thiếu kiến thức, chưa quan tâm đến vấn đề SHTT.

Theo ông, những hạn chế đó, sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Việc thực thi bảo hộ SHTT chưa đủ mạnh dẫn đến nạn làm giả, làm nhái sản phẩm, xâm phạm SHTT rất bức bối, mỗi năm có hàng chục nghìn vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý, đặc biệt nóng trong lĩnh vực bản quyền tác giả, hàng hóa ngành nông nghiệp, thực phẩm, y tế và hàng tiêu dùng.

Các cơ quan chức năng đã có nhiều hoạt động tích cực, nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhà sản xuất, người tiêu dùng, mà còn làm giảm uy tín của hàng hóa Việt Nam. Không những người sáng tạo và người sản xuất chân chính sẽ bị giảm động lực đầu tư nghiên cứu, phát triển, mà tình trạng xâm phạm SHTT còn làm cho các nhà đầu tư nước ngoài hạn chế đưa những sáng chế và công nghệ tiên tiến vào Viêt Nam. Uy tín của quốc gia do đó cũng bị giảm sút.

Thời gian qua, hoạt động của các DN, kết quả ra sao trong phát huy quyền lợi bảo hộ SHTT?

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, số lượng DN đăng ký bảo hộ SHTT tăng khá nhanh; hiểu biết của các DN về SHTT, các hoạt động quảng bá và phát triển sản xuất thông qua các hoạt động SHTT được tăng cường. Nhiều DN thực sự hiểu được tầm quan trọng của bảo hộ SHTT và đã đầu tư thích đáng cho công tác này.

Tuy nhiên, còn không ít DN chưa quan tâm đúng mức, chưa đăng ký bảo hộ kịp SHTT, để đến khi xảy ra tranh chấp mới tìm cách xử lý. Điều này làm cho việc giải quyết tranh chấp SHTT hết sức khó khăn. Một điểm yếu khác của DN đó là thiếu sự phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức, hiệp hội liên quan đến bảo hộ SHTT để chống lại các hành vi xâm phạm quyền SHTT của mình; thậm chí, không ít DN còn e ngại, sợ thông tin sản phẩm của mình bị làm nhái gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh...

Theo ông, để chuẩn bị tốt cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới, các DN cần phải làm gì?

Tôi nghĩ, các DN nên đầu tư thích đáng cho hoạt động SHTT, phải có cá nhân, bộ phận phụ trách về bảo hộ SHTT. Cần có sự đầu tư phù hợp cho việc tạo ra các tài sản SHTT: đăng ký, sử dụng và phát triển để tăng sức cạnh tranh của DN; theo dõi tình trạng bảo hộ SHTT tại thị trường trong nước và nước ngoài (nếu có thị trường xuất khẩu) để có các biện pháp bảo vệ kịp thời…


Ngọc Sơn - Duy Chinh

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.