Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai nêu rõi, về sản xuất nông nghiệp đã có hơn 3.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại. Đến sáng 20/9, tình trạng sạt lở một số tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đã được ngành giao thông vận tải phối hợp với các địa phương để khắc phục và đã cơ bản thông xe.

Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại nặng nề do bão số 5 với hơn 21.000 nhà dân bị tốc máiThừa Thiên - Huế bị thiệt hại nặng nề do bão số 5 với hơn 21.000 nhà dân bị tốc mái

Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị, các địa phương chịu ảnh hưởng của bão tập trung triển khai công tác tìm kiếm người bị mất tích, cứu chữa người bị thương, động viên, thăm hỏi gia đình có người bị chết, thiệt hại nhà cửa; huy động lực lượng, phương tiện cùng với nhân dân trên địa bàn tập trung khắc phục hậu quả để sớm ổn định đời sống. Tiếp tục theo dõi diễn biến thiên tai và triển khai các biện pháp ứng phó với tình hình mưa lũ sau bão.

Các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 12 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, trong đó: tập trung chỉ đạo, huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả của bão, tổ chức vệ sinh môi trường, xử lý, khôi phục các công trình bị hư hại, sự cố về viễn thông, điện lực, giao thông, thủy lợi, công trình công cộng, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, kịp thời thông tin, cảnh báo và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khi có tình huống.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Minh Đức