Thị trường BĐS trải qua 1 năm 2018 đầy biến động
Có thể nói rằng năm 2018 là một năm không hề suôn sẻ với thị trường bất động sản phân khúc căn hộ khi nguồn cung và số lượng giao dịch đều đi xuống.
Chỉ tính riêng tại TP HCM, tổng lượng giao dịch căn hộ đạt mức thấp nhất trong 6 quí liên tiếp gần đây với 10.000 căn hộ được bán, giảm 30% theo quí và 13% theo năm. Tỉ lệ hấp thụ đạt 53%, giảm 3 điểm phần trăm theo quí và tăng 21 điểm phần trăm theo năm.
Nhiều rào cản thủ tục pháp lý đang gây khó khăn cho thị trường bất động sản TP.HCM
Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) cũng nhận định, trong 10 tháng cuối của năm 2018, thị trường bất động sản cả nước có dấu hiệu sụt giảm cả về nguồn cung và số lượng giao dịch. Riêng thị trường TP HCM có dấu hiệu sụt giảm rất rõ nét. Tổng nguồn cung sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường của 65 dự án với tổng số 23.759 căn nhà với tổng giá trị huy động vốn đạt 43.761 tỉ đồng.
Theo đại diện Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành, cách nay khoảng 3 năm, công ty được UBND TP.HCM chấp thuận chuyển mục đích sử dụng gần 20.000m2 đất để xây dựng khu nhà ở tại P.An Lạc, Q.Bình Tân. Căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành, công ty đã kiến nghị UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế TP.HCM thực hiện các thủ tục miễn tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với phần diện tích 12.000m2 của dự án để xây dựng khu nhà ở xã hội cho thuê, nhưng đến nay, vẫn chưa được.
Hai doanh nghiệp bất động sản (BĐS) khác là Công ty Kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thiên Phúc Lợi cùng triển khai hai dự án khu dân cư ở P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức. Để dự án hoàn chỉnh, cần có các tuyến đường kết nối giao thông với các tuyến quy hoạch tiếp giáp. Hai doanh nghiệp xin tự nguyện ứng vốn thực hiện trước việc đền bù giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường theo quy hoạch. Tuy nhiên, đến nay, UBND TP.HCM vẫn chưa chấp thuận về mặt chủ trương.
Ngoài khó khăn về thủ tục hành chính, theo lãnh đạo một tập đoàn BĐS có trụ sở ở Q.3, việc hạn chế cấp phép dự án mới ở khu vực trung tâm thành phố, cộng với quỹ đất ngày càng khan hiếm, giá nhà đất tăng cao cũng khiến các doanh nghiệp BĐS TP.HCM mất lòng tin vào tiềm năng phát triển của thị trường.
Theo vị này, việc UBND TP.HCM đã quyết định chuyển đổi 26.000m2 đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ, BĐS đã tạo ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp BĐS. Hầu hết quỹ đất này nằm rải rác tại các quận 2, 9, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi... và nhà nước sẽ đưa ra cho các doanh nghiệp đấu giá. Nhưng đến nay, việc chuyển đổi này quá chậm khiến các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm cơ hội mới.
BĐS vùng ven chính là sự đầu tư thông minh
Thời gian qua cùng với cú hích của quy hoạch và hạ tầng, nhiều nhà đầu tư đã đổ dồn tầm ngằm và tìm kiếm cơ hội đầu tư, săn lùng những khu đất đẹp, giá hợp lý tại khu vực Nhơn Trạch, Long Thành, Đồng Nai. Bến Lức, Long An hay Bà Rịa Vũng Tàu...
Theo ông Nguyễn Hữu Đức, một trong những nhà đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Xét về hạ tầng, bất động sản Nhơn Trạch đang “áp đảo” bất động sản của các vùng ven khác. Khả năng sinh lời của bất động sản TP.HCM không còn nhiều vì giá đã gần chạm đỉnh. Ngược lại ở Nhơn Trạch, cợ hội đầu tư và khả năng sinh lời rất rõ nét bởi hạ tầng, giao thông đang phát triển mạnh, thị trường còn sơ khai nên giá trị gia tăng sẽ rất cao”.
Nhiều rào cản thủ tục pháp lý đang gây khó khăn cho thị trường bất động sản TP.HCM
Thực tế, Đồng Nai được đánh giá là khu vực số 1 về hướng mở dân số lẫn hạ tầng kết nối. Nó được đánh giá như một phần quan trọng cho sự phát triển và mở rộng của TP. HCM khi chỉ cách trung tâm Thủ Thiêm (15 phút di chuyển), cách Quận 2 một con sông.
Theo đó, hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm nhằm kết nối Đồng Nai với thành phố Hồ Chí Minh và khu vực cũng đã, đang và sẽ được đầu tư như Sân Bay Long Thành, cầu Cát Lái, đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, mở rộng Quốc lộ 1A nối TP.HCM và Đồng Nai, bến xe miền Đồng mới…
Hàng loạt những “cú hích” từ hạ tầng này chính là yếu tố giúp bất động sản Nhơn Trạch tạo sự thu hút lớn trong cả hiện tại lẫn tương lai, chứ không phải là “bong bóng” hay sốt ảo. Bởi một “nguyên tắc” không bao giờ thay đổi trong bất động sản là những khu vực nào có hạ tầng và hệ thống giao thông thuận lợi sẽ hút đầu tư và mang lại khả năng sinh lời rất cao.
Trên thực tế, các khu vực nằm ven sông Đồng Nai giáp ranh TP.HCM được đánh giá có nhiều lợi thế để hình thành các đô thị sinh thái kết hợp thương mại, dịch vụ nhằm “chia lửa” với TP.HCM. Trong bối cảnh quỹ đất TP.HCM ngày càng khan hiếm, điều này sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho thị trường BĐS Biên Hòa và một số khu vực như Long Thành, Nhơn Trạch.Với ưu thế nổi bật, có thể dự báo giá đất những nơi này sẽ nhanh chóng tiệm cận với quận 9, Thủ Đức của TP.HCM một khi hệ thống hạ tầng phát triển hoàn chỉnh.
Hải Đăng (TH)