Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

BCĐ 389 Quảng Bình: Nỗ lực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tại Quảng Bình, trong thời gian vừa qua, các lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý các vụ việc liên quan đến tình trạng buôn bán hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Hiện nay, thị trường hàng hóa rất phong phú, song song với đó, tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất hiện ở nhiều nơi, gây ra những hệ lụy khó lường. Để ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã quyết liệt vào cuộc nhằm xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất, thương nhân cũng như quyền của người tiêu dùng.

Tạp chí Thương hiệu & Công luận đã có cuộc phỏng vấn ông Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 tỉnh về những kết quả đáng ghi nhận trong công tác phòng chống hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái trong năm 2023 vừa qua.

Ông Phan Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh chủ trì trong cuộc họp tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của BCĐ 389 tỉnh Quảng Bình.

PV: Xin ông đánh giá những kết quả nổi bật trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giảcủa Ban chỉ đạo 389 (BCĐ 389) Quảng Bình trong năm vừa qua (2023)?

Ông Phan Mạnh Hùng: Năm 2023, BCĐ 389 tỉnh Quảng Bình đã chủ động, triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết của Chính phủ, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, UBND tỉnh trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó, nhiều vụ việc vi phạm điển hình đã được các lực lượng chức năng phát hiện kịp thời. Nhiều vụ việc và đối tượng khởi tố được xử lý nghiêm minh, góp phần lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Về kết quả cụ thể, trong năm 2023, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã phát hiện, bắt giữ 1.479 vụ vi phạm, xử lý vi phạm hành chính 1.389 vụ, xử lý hình sự 27 vụ/30 đối tượng. Số vụ việc đang tạm giữ chờ xử lý và đang điều tra, xử lý 73 vụ; chuyển cơ quan khác xử lý: 12 vụ. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính, tiền buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp, truy thu thuế, tiền bán thanh lý hàng tịch thu, trị giá tang vật tịch thu trong kỳ chờ bán đấu giá sung công quỹ nhà nước gần 96 tỷ đồng.  Số tiền phạt vi phạm hành chính, tiền buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp, truy thu thuế, tiền bán thanh lý hàng tịch thu, trị giá tang vật tịch thu trong kỳ chờ bán đấu giá sung công quỹ nhà nước tăng gần 30,1 tỷ đồng (tăng 46,77%) so với năm 2022.

PV: Để đạt được những kết quả như vậy, BCĐ 389 Quảng Bình  đã có những Kế hoạch, tham mưu, chỉ đạo cụ thể như thế nào?

Ông Phan Mạnh Hùng: Được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389 Quốc gia, các Bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh luôn xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của tất cả các sở, ngành, địa phương. Do đó, BCĐ 389 tỉnh đã quán triệt, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp trên trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Các hoạt động được triển khai đồng đều trên các tuyến, trong đó tập trung vào các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.

Cùng với đó, các sở, ngành, lực lượng chức năng và địa phương đã chủ động trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường; luôn bám sát và kịp thời triển khai ý kiến chỉ đạo của BCĐ 389 tỉnh. Hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường đã được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, BCĐ 389 tỉnh Quảng Bình đã thành lập 02 Đoàn liên ngành để nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết; tập trung chỉ đạo ổn định hoạt động cung ứng xăng dầu cho doanh nghiệp, người dân trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...

PV: Thực tế hiện nay cho thấy, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, xin ông đánh giá thế nào về nguyên nhân, khó khăn nào dẫn đến thực trạng là gì?

Ông Phan Mạnh Hùng: Trong thời gian qua, các hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về lĩnh vực giá, vệ sinh an toàn thực phẩm và trong kinh doanh xăng dầu, khí, mua bán, vận chuyển lâm sản, khoáng sản trái phép… vẫn còn diễn ra. Trong đó, các hoạt động vận chuyển, tàng trữ hàng cấm (ma túy, pháo, thuốc lá), vận chuyển động vật hoang dã qua biên giới và khai thác lâm sản, khoáng sản (cát) diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, do nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân ngày càng cao, hàng hóa tại thị trường các nước khác rất đa dạng, phong phú về chủng loại, luôn thay đổi về hình thức, mẫu mã, chất lượng khá tốt, giá cả thị trường thấp hơn hoặc chỉ ngang bằng hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước nên có xu hướng cạnh tranh và tìm cách xâm nhập vào thị trường nước ta bằng con đường buôn lậu.

Thứ hai, xuất phát từ lợi nhuận do buôn lậu mang lại. Thực tế cho thấy tình hình buôn lậu ngày càng gia tăng do lợi nhuận mà hàng lậu mang lại rất lớn.

Thứ ba, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm buôn lậu trong các ngành, các cấp và trong quần chúng nhân dân chưa có chiều sâu, chưa giúp người dân có nhận thức đúng đắn về hậu quả hoạt động buôn lậu, nên chưa tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu.

Thứ tư, công tác quản lý địa bàn tại một số đơn vị chưa sâu sát; công tác xây dựng cơ sở cung cấp thông tin chưa hiệu quả. Cán bộ, chiến sỹ được giao nhiệm vụ quản lý địa bàn chưa bám sát địa bàn được phụ trách để nắm chắc tình hình diễn biến thị trường và nhận diện các phương thức, thủ đoạn, các địa điểm cất giấu hàng hóa vi phạm của các đối tượng kinh doanh để tham mưu, đề xuất kiểm tra, xử lý.

Cuối cùng, kinh phí phục vụ công tác trưng cầu giám định hàng hóa phục vụ công tác điều tra xử lý các vụ việc còn hạn chế. Trang thiết bị phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm còn hạn chế, chưa có kho chuyên dụng bảo quản các tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ cháy nổ…

PV: Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới như thế nào?

Ông Phan Mạnh Hùng: Đối với tỉnh Quảng Bình, dự báo trong thời gian tới, tại các cửa khẩu đường bộ lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu có chiều hướng tăng. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa, các chất ma túy, động vật hoang dã, pháo nổ… qua cửa khẩu Cha Lo và trên tuyến đường quốc lộ 12A sẽ diễn biến phức tạp, đặc biệt là hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và pháo nổ. Tại các cửa khẩu cảng biển và khu vực chuyển tải có chức năng vừa là cảng nội địa, vừa có hoạt động chuyển tải và trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng cảng, khu chuyển tải để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép như pháo nổ, xăng dầu, khoáng sản...

Trên địa bàn nội địa, các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ còn diễn biến phức tạp với nhiều phương thức và thủ đoạn tinh vi. Bên cạnh đó, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, xu hướng kinh doanh thông qua thương mại điện tử ngày càng phát triển, các đối tượng dễ dàng lợi dụng và tận dụng tối đa tiện ích của không gian mạng trên các website, các ứng dụng trên nền tảng số và mạng xã hội như Facebook, Zalo… để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Phan Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ của BCĐ 389 tỉnh.
Ông Phan Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ của BCĐ 389 tỉnh.

PV: BCĐ 389 Quảng Bình đã có những phương hướng, kế hoạch gì nhằm đấu tranh có hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh?

Ông Phan Mạnh Hùng: Để góp phần bảo đảm ổn định thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng, BCĐ 389 tỉnh Quảng Bình sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, là chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình, phân tích, dự báo, nhận diện đúng với tình hình tội phạm, vi phạm nổi lên về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm và hàng giả. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại điện tử. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận, thương mại và hàng giả, phù hợp với tình hình mới hiện nay.

Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các Sở, ngành, lực lượng chức năng và địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để có kế hoạch đấu tranh cụ thể, bảo đảm phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi vi phạm.

Thứ ba, tập trung kiểm tra, kiểm soát vào các địa bàn trọng điểm như: Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, Cảng La, Cảng Gianh và địa bàn nội địa như: Cảng hàng không Đồng Hới, quốc lộ 1A, 12A, tuyến đường Hồ Chí Minh, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, các khu vực buôn bán khác trong nội địa; loại hình trọng điểm như quá cảnh; trong đó, chú trọng các loại hàng hoá như: Ma tuý, pháo nổ, vàng, vật liệu nổ, xăng dầu, đường cát, thuốc lá, xì gà, khoáng sản, các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng, các sản phẩm thời trang, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón, lâm sản, gia súc, gia cầm, động vật quý hiếm… không để xảy ra tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trở nên phổ biến hoặc các hành vi đầu cơ, găm hàng, lợi dụng tình hình thị trường có biến động để tăng giá bất hợp pháp, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật, đổi mới công tác thông tin tuyên truyền theo hướng đa dạng về hình thức, phong phú về mặt nội dung, gắn công tác thanh tra, kiểm tra với công tác tuyên truyền, vận động toàn dân cùng tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kịp thời thông tin về các vụ việc điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để tuyên truyền và răn đe đối với các đối tượng kinh doanh trái pháp luật. Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể, cơ quan truyền thông và người dân trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nhà báo Lê Quyết thực hiện!

Bài liên quan

Tin mới

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.

Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý
Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1710/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, đến năm 2045.

Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%

Công việc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được 83% người Nga đánh giá tích cực. Một số lượng công dân tương tự (83%) cũng bày tỏ sự tin tưởng vào Tổng thống Nga.

Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.