Ngày 29/03, ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương Bình Định cho biết: Từ đầu năm 2022 đến nay, do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về nguồn nguyên, vật liệu, lực lượng lao động thiếu hụt. Tiếp đó, tình hình chiến sự Nga - Ukraine cũng ảnh hưởng đến thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu của Bình Định sang Nga và Ukraine cũng bị ảnh hưởng nhất định…

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn trên, các DN trên địa bàn tỉnh đã chủ động củng cố, sắp xếp lại tổ chức, dây chuyền sản xuất,k cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm… Kết quả, chỉ số IIP tháng 03/2022 tăng gần 18% so với tháng trước và tăng 6,56% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung trong quý I/2022, IIP trên địa bàn tỉnh tăng 6,75% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,58%; Sản xuất và phân phối điện tăng 16,57%; Cung cấp nước và xử lý chất thải tăng 3,93% so cùng kỳ năm 2021...

Cụ thể, quý I/2022, trong số 22 ngành cấp 2 của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có tới 10 ngành tăng như: Sản xuất đồ uống (tăng 13,43%); Dệt (tăng 14,37%); Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (tăng 13,47%); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (tăng 13,28%), sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu (tăng 15,70%)… 

Chế biến đồ gỗ là một trong những ngành giúp cho chỉ số IIP của Bình Định tăng trưởng khá. Trong ảnh: Một góc cơ sở chế biến đồ gỗ của Công ty CP Phú Tài.
Chế biến đồ gỗ là một trong những ngành giúp cho chỉ số IIP của Bình Định tăng trưởng khá. Trong ảnh: Một góc cơ sở chế biến đồ gỗ của Công ty CP Phú Tài.. (Ảnh: V.H)

Đối với ngành Chế biến thực phẩm: Sản lượng thức ăn gia súc tăng 10,98%, gia cầm tăng 11,80%; Sản phẩm phi lê cá và các loại thịt cá tăng 83,67%, tôm đông lạnh tăng 89,85%.../.

Viết Hiền