Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ Công Thương: Đề xuất tính thêm khoản lỗ của EVN vào giá điện là phù hợp với Luật Giá?

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân (Quyết định 24) có đề xuất hạch toán khoản lỗ (chênh lệch tỷ giá, lỗ kinh doanh…) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Nhiều ý kiến cho rằng, hạch toán này là không phù hợp...

Tuy nhiên, Cục Điều tiết Điện lực khẳng định, đề xuất trên đã được xem xét dựa trên quy định của pháp luật và tình hình thực tế, cũng như ý kiến của các bộ, ngành...

Cụ thể, Điều 4 Quyết định 24 quy định, các thành phần cấu thành nên giá bán lẻ điện bình quân hàng năm bao gồm: chi phí của các khâu trong chuỗi sản xuất - cung ứng điện (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí quản lý chung của EVN) và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ được đưa vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm tính giá do Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét, quyết định hàng năm. Bên cạnh đó là các khoản chi phí đã phát sinh, nhưng chưa được tính vào giá điện trong các lần điều chỉnh trước đây sẽ được xem xét để tính toán phân bổ vào giá điện của kỳ đang tính toán.

Bộ Công Thương cho rằng, đề xuất tính thêm khoản lỗ của EVN vào giá điện là phù hợp với Luật giá và quy định tại Quyết định 24/2017/QĐ- TTg
Bộ Công Thương cho rằng, đề xuất tính thêm khoản lỗ của EVN vào giá điện là phù hợp với Luật giá và quy định tại Quyết định 24/2017/QĐ-TTg (Ảnh minh hoạ)

Trong giai đoạn trước khi ban hành Quyết định 24, chênh lệch tỷ giá là khoản chi phí lớn nhất thường bị treo chưa hạch toán vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện cũng như giá điện, hoặc chỉ được hạch toán phân bổ một phần tùy tình hình tài chính của mỗi năm.

Năm 2022, EVN năm 2022 lỗ hơn 26 nghìn tỷ đồng (đã tính đến các khoản doanh thu và thu nhập khác từ hoạt động cho thuê cột điện và hoạt động tài chính). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chi phí mua điện tăng cao, nhưng giá bán lẻ điện được giữ ổn định dẫn đến kết quả sản xuất, kinh doanh điện của EVN lỗ.

Theo Cục Điều tiết Điện lực, việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 ở mức 3% từ ngày 4/5/2023 là mức tăng thấp nhất, theo quy định tại Quyết định 24 và thấp hơn so với kết quả tính toán.

Giá điện được điều chỉnh đã giải quyết một phần khó khăn cho tình hình tài chính và dòng tiền của EVN, tuy nhiên, chi phí năm 2023 tiếp tục bị dồn tích, do mức điều chỉnh giá điện chưa đủ thu hồi chi phí đầu vào hình thành giá, mà chủ yếu là chi phí mua điện, chiếm hơn 80% tổng chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN.

Đại diện Cục Điều tiết Điện lực nêu:

“Như vậy, thực tế năm 2022, 2023, việc lỗ hoạt động sản xuất, kinh doanh điện là do doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh điện không đủ bù đắp cho các chi phí phát sinh phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh điện (chính là việc giá bán lẻ điện chưa đủ bù đắp chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện).

Do đó, các khoản chi phí đầu vào của các năm 2022, 2023 theo quy định tại Quyết định 24 được thu hồi thông qua giá điện mà chưa được thu hồi (năm 2022 không điều chỉnh tăng giá điện), hoặc chưa được thu hồi đầy đủ (năm 2023 chỉ điều chỉnh tăng ở mức 3%) để đảm bảo an sinh xã hội và phát triển chung, thì cần được xem xét thu hồi trong các lần điều chỉnh giá điện tiếp theo”.

Bên cạnh đó, theo Luật Giá năm 2012, khoản 1, Điều 20 quy định: “Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ”.

Luật Giá năm 2023, được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2023, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, cũng có quy định tương tự.

Do đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh, Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24 cần có cơ chế để đảm bảo các chi phí chưa được thu hồi đủ trong các lần điều chỉnh giá điện, thì được xem xét thu hồi trong các lần điều chỉnh tiếp theo.

Giá điện kế hoạch ngoài việc đảm bảo thu hồi chi phí giá thành điện cho giai đoạn kế hoạch còn cần đảm bảo thu hồi chi phí giá thành điện thực tế đã phát sinh hợp lý hợp lệ trong quá khứ nhưng chưa được thu hồi đầy đủ dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ trong quá khứ, từ đó có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và bảo toàn vốn nhà nước của EVN.

Ngoài ra, các khoản lỗ này cũng được xác định theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán nên số liệu là thực tế, nên dự thảo đưa ra đề xuất trên.

Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24 đã được hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, sau khi lấy ý kiến của các bộ, ngành, doanh nghiệp, người dân liên quan.

Phương Thảo(T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Kiến nghị xử lý hơn 100 tỷ đồng trong xây dựng nông thôn mới
Kiến nghị xử lý hơn 100 tỷ đồng trong xây dựng nông thôn mới

Những năm gần đây Kiểm toán Nhà nước (KTNN) ngày càng chú trọng kiểm toán việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Chương trình NTM), kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập để kiến nghị hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình.

Mazda CX-3 trở thành mẫu SUV cỡ B rẻ nhất Việt Nam
Mazda CX-3 trở thành mẫu SUV cỡ B rẻ nhất Việt Nam

Trong tháng 5/2024 này, mẫu xe SUV cỡ B là Mazda CX-3 tai Việt Nam sẽ được bán với giá ưu đãi chỉ từ 512 triệu đồng ở bản tiêu chuẩn.

Bắc Ninh áp dụng công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn
Bắc Ninh áp dụng công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn

Cùng với việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, ngành Nông nghiệp Bắc Ninh tích cực tuyên truyền, khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn. Đây được xem là hướng đi bền vững góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Ngành giáo dục Bắc Ninh nỗ lực cao nhất ở chặng cuối năm học
Ngành giáo dục Bắc Ninh nỗ lực cao nhất ở chặng cuối năm học

Theo kế hoạch của tỉnh Bắc Ninh, chương trình giáo dục năm học 2023-2024 sẽ hoàn thành trước 25/5 và kết thúc năm học trước 31/5/2024; xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS xong trước 5/6.

10 ứng cử viên Phó Thủ tướng được đề xuất trong chính phủ mới của Nga
10 ứng cử viên Phó Thủ tướng được đề xuất trong chính phủ mới của Nga

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện) các ứng cử viên cho các vị trí Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng Liên bang, ngoại trừ một số vị trí đích thân do Tổng thống Nga đề xuất ứng cử viên, vào ngày 11/5.

Đề án phát triển thị trường carbon Việt Nam theo hướng nào?
Đề án phát triển thị trường carbon Việt Nam theo hướng nào?

Việc phát triển thị trường tín chỉ cacbon là một bước đi rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, đồng thời tận dụng được lợi thế, năng lực Việt Nam để hình thành nguồn vốn nhằm tạo điều kiện thực thi mục tiêu đạt phát thải ròng về 0 vào năm 2050.