Đối với việc rà soát cuối kỳ, cơ quan điều tra sẽ xem xét một cách toàn diện các nội dung gồm: Đánh giá khả năng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá nếu chấm dứt biện pháp chống bán phá giá; khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Mối quan hệ nhân quả giữa khả năng bán phá giá với khả năng thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước phải chịu; sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế - xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá…
Việc tiến hành điều tra rà soát cuối kỳ với thép mạ đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan điều tra có thể thu thập thông tin, đánh giá chi tiết hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, cân đối cung-cầu của thị trường, diễn biến giá của các sản phẩm thép mạ ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thép đang có những biến động mạnh.
Trên cơ sở kết luận điều tra, cơ quan điều tra sẽ đưa ra kiến nghị về việc có tiếp tục áp dụng biện pháp hay không hoặc điều chỉnh mức độ áp dụng theo đúng quy định pháp luật và căn cứ trên các thông tin, dữ liệu thực tiễn thu thập được.
Trước đó, ngày ngày 30/3/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp CBPG chính thức đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo Quyết định số 1105/QĐ-BCT, biện pháp chống bán phá giá chính thức được áp dụng đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu thuộc mã HS: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.11; 7212.30.12; 7212.30.13; 7212.30.14; 7212.30.19; 7212.30.90; 7212.50.13; 7212.50.14; 7212.50.19; 7212.50.23; 7212.50.24; 7212.50.29; 7212.50.93; 7212.50.94; 7212.50.99; 7212.60.11; 7212.60.12; 7212.60.19; 7212.60.91; 7212.60.99; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bảo Lâm