Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng sữa

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, nhằm cân bằng cán cân thương mại với Mỹ, cơ quan này trình Chính phủ giảm thuế suất các mặt hàng sữa từ 2 – 5%.

Trong công văn lần thứ tư gửi xin ý kiến các Bộ, ngành về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng sữa.

Bộ Tài chính cho biết, liên quan đến nhóm các mặt hàng sữa và chế phẩm từ sữa, Hiệp hội xuất khẩu Sữa Hoa Kỳ có kiến nghị giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) đối với nguyên liệu để sản xuất sữa công thức hoặc chế phẩm sữa khác. Cụ thể, bột sữa gầy từ 5% xuống 2%; bột sữa nguyên kem từ 5% xuống 2%; Pho mát và sữa đông từ 10% xuống 5%; Albumin sữa từ 10% xuống 5%; Peptons từ 5% xuống 3%.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất các mặt hàng sữa từ 2 – 5%Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất các mặt hàng sữa từ 2 – 5%

Cùng với đó, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) cũng kiến nghị xem xét giảm thuế suất thuế nhập khẩu của các mặt hàng sữa công thức bao gồm: Sữa công thức cho trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng y tế từ 10% xuống 7%; Các chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thiếu lactaza… giảm từ 15% xuống 10%; Sản phẩm dinh dưỡng y tế khác giảm từ 10 % xuống 7%.

Bộ Tài chính cho biết, qua rà soát số liệu kim ngạch nhập khẩu cho thấy các mặt hàng sữa và sản phẩm sữa Hiệp hội đề nghị điều chỉnh thuế suất được nhập khẩu từ các thị trường đã có ký kết FTA với Việt Nam như NewZealand, Singapore, Úc và đã được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết (ATIGA, AANZFTA), cũng như sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi từ Hiệp định CPTPP.

Chỉ có một số nhóm mặt hàng sữa và kem, đã cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác, Albumin sữa, pepton và sản phẩm dinh dưỡng y tế khác có phát sinh kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ chiếm tỷ trọng tương đối cao.

Nhiều sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa được đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

Do mặt hàng sữa và các sản phẩm sữa thuộc nhóm hàng cắt giảm thuế quan theo cam kết nên hiện đang áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp (cơ bản là 0%) nên việc giảm thuế suất MFN đối với các nhóm mặt hàng này cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến tác động giảm thu NSNN do khi giảm thuế MFN có thể dẫn đến chuyển dịch dòng thương mại và một phần sản phẩm hiện đang nhập khẩu từ các nước đã ký kết Hiệp định FTA với thuế suất 0% sẽ chuyển sang nhập khẩu từ thị trường có thuế suất MFN như Mỹ (do sản phẩm từ Mỹ cạnh tranh về giá cả và chất lượng và vì thế sẽ góp phần tăng thu ngân sách từ việc thu thuế theo mức MFN).

Liên quan tới đề nghị giảm thuế đối với các mặt hàng sữa và sản phẩm sữa nêu trên, Hiệp hội sữa Việt Nam cũng đề nghị giảm thuế nhập khẩu mặt hàng sữa bột từ 5% xuống 3% vì sẽ góp phần giảm giá sữa, tạo điều kiện mọi đối tượng nâng cao sức khỏe, cải thiện tầm vóc Việt, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, tăng tính cạnh tranh. Đồng thời đề nghị nghiên cứu giảm thuế các mặt hàng chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ và sản phẩm dinh dưỡng y tế khác do đây là mặt hàng thiết yếu phục vụ đối tượng trẻ em, người già và người bệnh, giảm bớt áp lực, chi phí chăm sóc, điều trị...

Vì vậy, theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, nhằm cân bằng cán cân thương mại với Mỹ, cơ quan này trình Chính phủ giảm thuế suất các mặt hàng sữa từ 2 – 5%, cụ thể:

Mặt hàng Sữa và kem, đã cô đặc, đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác, giảm thuế MFN từ 5% xuống 2%;

Mặt hàng Pho mát và sữa đông giảm thuế MFN từ 10% xuống 5%;  Mặt hàng Albumin sữa, kể cả các chất cô đặc của hai hoặc nhiều whey protein giảm từ 10% xuống 5%;

Mặt hàng sữa công thức cho trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng y tế giảm thuế suất MFN từ 10% xuống 7%; Chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giảm từ 15% xuống 10%; Sản phẩm dinh dưỡng y tế khác giảm từ 10% xuống 7%.

Ngọc Khánh (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?
Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?

Hai phiên đấu thầu vàng đã bị hủy chỉ trong vài ngày do không đủ số lượng đơn vị tham gia. Chuyên gia cho rằng, nếu các điều kiện đấu thầu được NHNN sửa lại cho đủ hấp dẫn, doanh nghiệp có thể cân đối được rủi ro thì sẽ có nhiều tổ chức tham gia đấu thầu vàng hơn.

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định

Giá heo hơi hôm nay 26/4, giá heo hơi đi ngang tại các tỉnh trên cả nước. Hiện giá heo dao động từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, ngày 26/4, giá cà phê tăng thêm 2.700 - 3.300 đồng/kg. Giá cà phê hiện tại tăng lên 132.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 132.200 đồng/kg.

VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro
VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro

Trong phiên hôm nay 26/4, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục biến động trong vùng giá 1.200 – 1.225 điểm. Thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên đồ thị giá có thể sẽ còn biến động hẹp trong những phiên giao dịch tới với thanh khoản thấp.

Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật
Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ do các căn cứ pháp lý ban hành không còn phù hợp, hết hiệu lực.

Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều
Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều

Giá vàng hôm nay 26/4/, giá vàng tiếp tục biến động trái chiều, đưa giá về mốc 84,3 triệu đồng/lượng bán ra, vàng thế giới quay đầu bật tăng trở lại.