Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Yêu cầu loại chi phí lãi vay khi tính giá nước sạch sông Đuống

Liên quan đến xây dựng phương án giá nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống, Bộ Tài chính yêu cầu khi xác định giá nước sạch, cần loại ra phần chi phí lãi vay đã vốn hóa, tránh tính trùng chi phí.

Bộ Tài chính đã có công văn trả lời UBND TP. Hà Nội về giá nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống (Ảnh minh họa)Bộ Tài chính đã có công văn trả lời UBND TP. Hà Nội về giá nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Bộ Tài chính cho rằng, do dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống chưa quyết toán, không có đủ cơ sở để xác định các mức chi phí cụ thể. Vì vậy, Bộ Tài chính nhất trí với nguyên tắc xác định mức giá tạm tính do UBND TP. Hà Nội đề xuất.

Bộ Tài chính đề nghị Hà Nội tính toán đúng nguyên tắc quy định trên cơ sở phương án giá tiêu thụ nước sạch của đơn vị bán lẻ, không xem xét cấp bù riêng với khoản chi phí mua nước từ Công ty CP nước mặt Sông Đuống. Đồng thời, trong quá trình đầu tư, xây dựng, trường hợp chi phí đi vay phát sinh trong giai đoạn này đã được vốn hóa vào giá trị tài sản thì đã tính toán trong nguyên giá để tính khấu hao.

Vì vậy, Bộ Tài chính yêu cầu khi xác định giá nước sạch, đối với chi phí lãi vay cần loại ra phần chi phí lãi vay đã vốn hóa, tránh tính trùng chi phí.

Về việc cấp bù cho các đơn vị lưu thông (bán lẻ) và đơn vị sản xuất (bán buôn), Bộ Tài chính đề nghị Hà Nội thực hiện đúng theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.

Đối với việc cấp bù cho đơn vị bán lẻ, căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 của điều 3, Thông tư số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT, trường hợp phát sinh cấp bù từ ngân sách địa phương, Bộ Tài chính đề nghị Hà Nội tính toán đúng nguyên tắc quy định trên cơ sở phương án giá tiêu thụ nước sạch của đơn vị bán lẻ, không xem xét cấp bù riêng với khoản chi phí mua nước từ Công ty CP nước mặt Sông Đuống. UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm về số liệu, phương án giá theo đúng quy định.

Ngoài ra, Bộ Tài chính còn đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo việc sớm rà soát, điều chỉnh giá nước sạch cho phù hợp, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đảm bảo phân kỳ 2 của dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Trước đó, ngày 6/7/2017, thời điểm việc đầu tư của nhà máy thực tế triển khai ra sao chưa có kiểm toán nhưng UBND TP. Hà Nội đã có văn bản chấp thuận giá bán nước sạch tạm tính và lộ trình điều chỉnh giá nước cho dự án nhà máy nước sạch Sông Đuống để triển khai thực hiện. Giá nước sạch tối đa của nhà máy nước sạch Sông Đuống tạm tính năm 2017 là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm VAT).

Lý giải mức giá tạm tính 10.246 đồng/m3, đắt gấp đôi giá nước bán buôn của một doanh nghiệp khác và cao hơn giá bán lẻ đến người tiêu dùng, mới đây, đại diện Sở Tài chính Hà Nội có đề cập đến nguyên nhân chi phí lãi vay ảnh hưởng khi nhà đầu tư nước mặt sông Đuống hiện vay 80%, tương đương gần 4.000 tỷ đồng.

Chi phí lãi vay có hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là chi phí lãi vay trong giai đoạn thực hiện dự án, được tính vào trong giá thành đầu tư dự án và được vốn hóa vào tổng chi phí dự án. Còn sau khi nhà máy đi vào hoạt động, phần vốn vay công ty phải trả hàng năm, lãi vay ấy được tính vào trong giá thành.

Theo báo cáo của công ty, riêng phần chi phí lãi vay ở đây rơi vào khoảng 20%, tức rơi vào khoảng hơn 2.003 đồng trong số tạm tính 10.246 đồng.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”
Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”

Chiều 25/4, Hội Nông dân huyện Tiên Du (Bắc Ninh) tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”.

Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Ông Trần Phước Trí, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa.

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng

Ngày 25/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tháng 3/2024.