Bộ Trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Chính phủ luôn gần dân, hướng về dân
THCL Ngày 3/11, tại trụ sở tiếp công dân tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã tiếp công dân xã Thanh Lãng (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn công tác của Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và các đơn vị liên quan về tiếp công dân tại địa phương với mục tiêu “Chính phủ luôn gần dân, hướng về dân”.
Việc khiếu nại của công dân xã Thanh Lãng (Bình Xuyên) liên quan đến dự án đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp làng nghề xã Thanh Lãng.
Năm 2009, khi dự án đang được triển khai, một số hộ dân làm đơn đề nghị Nhà nước trả lời về việc thu hồi đất của dự án, có đơn kiến nghị và đã nhiều lần khiếu kiện ở địa phương cũng như Trung ương. Tại buổi làm việc, các hộ dân khiếu nại cho rằng, việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án có những tồn tại, vi phạm.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì cho biết, từ khi có kiến nghị của người dân, tỉnh đã rà soát, xem xét để điều chỉnh giải quyết vướng mắc của nhân dân, được đa số hộ dân đồng tình ủng hộ. Hiện nay, đã có 204/206 hộ nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, Dự án cụm công nghiệp làng nghề thị trấn Thanh Lãng là chủ trương đúng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn có những thiếu sót đó là chưa gửi quyết định thu hồi đến từng hộ dân, chỉ có quyết định thu hồi đất chung cho hơn 92.000 m2 của dự án. UBND huyện Bình Xuyên ban hành quyết định về điều chỉnh quyết định đấu giá 50 lô đất là không đúng thẩm quyền.
Việc trả lời của nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Lãng về chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng là sai quy định dẫn đến công dân hiểu không đầy đủ, hiểu nhầm và khiếu kiện nhà nước. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đây có thể là do trình độ cán bộ về nhận thức, hiểu biết chưa đầy đủ nên phát ngôn chưa chính xác.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, công tác thanh tra, kiểm tra về sử dụng đất, công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng chưa đầy đủ. Việc tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc mà người dân đề nghị dù có nhiều cố gắng, nhưng chưa triệt để nên để người dân dân bức xúc.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, đây là sai sót về thủ tục hành chính, muốn đẩy nhanh tiến độ nên thủ tục hành chính không bảo đảm. Những sai sót này không có biểu hiện vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân và không có dấu hiệu tham nhũng, quyền lực nhóm hay bè phái.
Sau khi nghe ý kiến của người dân và các cấp của tỉnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đánh giá cao tính nghiêm túc, tinh thần cầu thị, thái độ trách nhiệm của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan của tỉnh trong quá trình giải quyết vụ việc.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, đây là vụ việc liên quan đến chính sách giải phóng mặt bằng, là vụ việc phức tạp kéo dài nhiều năm (từ năm 2005 đến nay), đã được đặt trong kế hoạch của Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, việc giải quyết vụ việc tại địa phương chưa được sự đồng thuận của người dân và chưa thấu tình đạt lý, chưa xem xét cội nguồn vấn đề.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, chủ trương thành lập Cụm công nghiệp làng nghề thị trấn Thanh Lãng là phù hợp quy định pháp luật và đúng thẩm quyền, hoàn toàn phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính sách hỗ trợ đền bù cho người dân ở thời điểm thực hiện hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, qua 11 năm, vẫn còn một số tồn tại, cụm công nghiệp thực hiện từ năm 2015, nhưng đến nay chưa đi vào hoạt động, để diện tích hơn 92.000 m2 chưa sử dụng là lãng phí tài nguyên, chưa đạt được mục tiêu thành lập cụm công nghiệp để vận động người dân làm nghề mộc ở thị trấn Thanh Lãng ra khu công nghiệp. Trong quá trình thực hiện quy trình thủ tục, có những điểm sai như Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã nêu khiến người dân hiểu không đầy đủ.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhấn mạnh, những kiến nghị của công dân không có ý kiến nào đề cập đến việc tham nhũng hay có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm sai hay tư lợi cá nhân, tư lợi nhóm.
“Những sai sót, khuyết điểm của lãnh đạo huyện, thị trấn đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, chỉ đạo; sai phạm, khuyết điểm đến đâu xem xét mức độ kỷ luật tới đó, nội dung nào chưa đến mức kỷ luật phải rút kinh nghiệm, những nội dung nào làm sai phải xin lỗi người dân. Những nội dung làm đúng người dân chưa đồng thuận phải yêu cầu người dân thực hiện theo đúng quy định pháp luật”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị.
Vì vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần khắc phục bằng được những tồn tại để sớm đưa cụm công nghiệp làng nghề đi vào hoạt động trong năm 2016. Xem xét thấu tình đạt lý để giải quyết nguyện vọng của người dân thị trấn Thanh Lãng; tổ chức họp dân, công bố công khai, minh bạch những điểm sai, khuyết điểm của lãnh đạo huyện, thị trấn.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo tập trung vốn đầu tư hạ tầng cho cụm công nghiệp và không được điều chỉnh mục đích sử dụng của khu công nghiệp, giữ nguyên mục tiêu là chuyển các hộ dân làng nghề ở trong khu dân cư, thị trấn ra khu công nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh mà không ảnh hưởng đến môi trường, an sinh xã hội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị UBND tỉnh tiếp tục xem xét tạo điều kiện hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống lâu dài bằng việc vận dụng chính sách tạo điều kiện cho người dân được thuê thêm diện tích làm các dịch vụ theo quy hoạch; tiếp tục thực hiện giao đất cho hộ dân đúng theo chính sách để giúp họ có cuộc sống tốt hơn. UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần xem xét giải quyết tất cả nguyện vọng, chính sách cho người dân và Cụm công nghiệp làng nghề thị trấn Thanh Lãng đi vào hoạt động trong năm nay để làm thay đổi hẳn diện mạo của thị trấn Thanh Lãng, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 31/12/2016.
PV
Bài viết khác
Không nên coi máy điều hòa là hàng xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
Đại biểu Quốc hội cho rằng, xăng dầu, điều hoà nhiệt độ là mặt hàng thiết yếu, được người dân tiêu dùng nhiều nên đề nghị không đưa vào diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
TP. Hồ Chí Minh: Xử lý các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ, khen thưởng tổ chức, cá nhân có sáng kiến tháo gỡ khó khăn
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai các biện pháp xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ; công trình, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả.
Đà Nẵng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Dự án nhà ở xã hội
Tại TP. Đà Nẵng việc phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại tiến độ đều rất chậm do gặp những khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Điều này, càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
Bắc Giang: Phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024
Sáng 21/11, tại hội trường UBND TP Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến 3 cấp phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024.
Phải khắc phục việc nhiều mỏ cát chưa đạt tiêu chuẩn
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, khu vực ĐBSCL đang triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc gồm: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh. Đến nay, 3 dự án đang tổ chức thi công, riêng dự án Mỹ An - Cao Lãnh đang hoàn thiện thủ tục, dự kiến khởi công đầu năm 2025.
Kiên quyết xử lý, thay thế, điều chuyển cán bộ để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ kiên quyết xử lý, thay thế hoặc điều chuyển công việc đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí.
Cần xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo
Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.
Nghệ An chuyển đổi hơn 25 ha đất rừng để triển khai 4 dự án trọng điểm
Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thông qua chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 25 ha đất rừng sang mục đích khác nhằm phục vụ việc thực hiện 4 dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh.
TP. Hồ Chí Minh sắp lập mới 2 Ban quản lý và Trung tâm phát triển quỹ đất
Việc thành lập các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Trung tâm phát triển quỹ đất để thực hiện các dự án trọng điểm theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Hà Nội xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
Sáng 19/11, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Hà Nội.