Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT tập trung tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến hoạt động nhập khẩu cá tầm

Đó là thông tin tại cuộc họp tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến hoạt động nhập khẩu cá tầm được tổ chức vào ngày 20/04/2022 mới đây. Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần tìm ra chính xác những lô, những cá thể cá tầm lai nhập khẩu, bởi chúng có thể xâm thực tự nhiên, phá hỏng hệ sinh thái, thậm chí gây nguy cơ dịch bệnh… Đồng thời, Bộ này sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp về cá tầm, ngày 20/4/2022.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cuộc họp về cá tầm, ngày 20/4/2022.

220/246 mẫu giám định nghi ngờ vi phạm

Tình trạng cá tầm Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam đã diễn ra trong vài năm trở lại đây. Từ năm 2020, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi cá tầm phản ánh cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - (Bộ NN-PTNT) nhận được nhiều đơn thư phản ánh về tình trạng này. Bộ này đưa ra nghi ngờ, nhiều cá thể cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam có thể là con lai, điều này trái với Công ước CITES mà Việt Nam là một nước tham gia. Trong đó, CITES quy định rõ, cá tầm nhập khẩu, sản xuất thương mại phải là thuần chủng.

Lực lượng chức năng phát hiện vụ nhập lậu cá tầm
Lực lượng chức năng phát hiện vụ nhập lậu cá tầm.

Theo thống kê của CITES, trong 246 kết quả giám định ADN ty thể cá tầm thực hiện trong năm 2021, có 24 mẫu tương đồng với trình tự gen của loài cá tầm Amur, 2 mẫu tương đồng với cá tầm Sterlet, nhưng 220 mẫu vừa tương đồng với loài Siberi vừa tương đồng với trình tự gen của cá tầm Nga. Điều này cho thấy thực trạng số lượng cá tầm lai tạp trong thực tế.

Kết quả giám định của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho thấy một lô cá tầm có thể có nhiều loại cá tầm khác nhau; hoặc mẫu cá tầm nhập khẩu giám định đều có kết quả tương đồng với các loại cá tầm khác, không có loại thuần chủng; không có mẫu nào được kết luận là cá tầm Siberi như khai báo của DN và nội dung giấy phép CITES do Cơ quan quản lý CITES cấp. Trong khi theo Viện Nghiên cứu hải sản, phương pháp xác định dựa trên hình thái chỉ cho phép xác định tên loài của mẫu vật, không thể xác định được dòng lai, xuất xứ.

Cần làm rõ cá tầm trong các trại nuôi của Trung Quốc

Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động nhập khẩu cá tầm, ngày 20/04/2022, bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam - Cơ quan thực thi Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, cho biết thế giới có 27 loài cá tầm và tất cả đều được xếp vào danh mục quản lý theo Công ước CITES. Trong số này, có 25 loài thuộc danh mục những loài bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

“Hiện Việt Nam chỉ cho phép nhập khẩu mẫu vật cá tầm sống từ Trung Quốc; và trứng cá tầm thụ tinh từ Đức và Nga. Trung bình hàng năm, nước ta nhập khoảng 2.500 tấn cá sống, 20kg trứng cá. Với mẫu vật cá tầm sống, Việt Nam cho phép nhập 2 loài là cá tầm Siberi và cá tầm Nga”, bà Nga nói.

Bà Nga cho hay, trong năm 2021, CITES Việt Nam đã cấp phép cho khoảng 3.000 tấn cá tầm sống nhập vào Việt Nam. Cơ quan CITES đã 3 lần gửi thư cho phía bạn trong vòng một tháng qua, đề nghị làm rõ chuyện cá tầm trong các trại nuôi của Trung Quốc có phải thuần chủng hay không. Tuy nhiên, đến nay CITES Việt Nam chưa nhận câu trả lời.

Theo bà Nga, CITES Việt Nam cũng gửi thư đề nghị Ban Thư ký CITES quốc tế hỗ trợ giám định cá tầm, đồng thời phối hợp tìm các biện pháp tham chiếu, khảo nghiệm, ứng xử phù hợp. Cơ quan cũng liên tục tổ chức các đoàn kiểm tra cơ sở kinh doanh nhập khẩu cá tầm sống từ Trung Quốc để tham mưu, tư vấn kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Rốt ráo vào cuộc

Nghe báo cáo của Cơ Quan Quản Lý CITES Việt Nam về hoạt động nhập khẩu cá tầm ngày 20/04, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu các bên liên quan xem xét toàn bộ vấn đề và đưa ra kết luận cụ thể để hướng dẫn doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả đơn vị nhập khẩu lẫn đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT tập trung tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến hoạt động nhập khẩu cá tầm. Ảnh: Đức Minh.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT tập trung tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến hoạt động nhập khẩu cá tầm. Ảnh: Đức Minh.

Bộ trưởng nhấn mạnh, không để những vấn đề trong tầm giải quyết tồn đọng quá lâu. Với riêng hoạt động nhập cá tầm, lãnh đạo Bộ NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc dựa theo căn cứ là Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Đây được xem là một bản nội địa hóa Công ước CITES, đồng thời là cơ sở pháp lý để các bên liên quan triển khai, thực hiện.

“Việc gì đúng, mang lại lợi ích cho người dân thì chúng ta cần ủng hộ. Các cơ quan, đơn vị không được né tránh vấn đề. Chậm một ngày là thiệt hại một ngày", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Từ những năm 2020, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi cá tầm phản ánh việc cá tầm Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam. Theo ý kiến này, nguồn cá nhập từ Trung Quốc không chứng minh được nguồn gốc, và giá bán chỉ bằng phân nửa hoặc hai phần ba giá cá tầm trong nước. Do khó truy xuất nguồn gốc, một số cá thể cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam có thể là con lai. Điều này trái với Công ước CITES mà Việt Nam là một nước tham gia. Trong đó, CITES quy định rõ, cá tầm nhập khẩu, sản xuất thương mại phải là thuần chủng.

Lấy ví dụ về chuyện ốc bươu vàng trước đây, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho ý kiến, cần những đánh giá đầy đủ, chính xác về những cá thể lai, bởi chúng có thể xâm thực tự nhiên, phá hỏng hệ sinh thái, thậm chí gây nguy cơ dịch bệnh. 

Khẳng định không cho nhập khẩu cá tầm lai

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo không cấp phép cho nhập khẩu cá tầm lai. Trong bối cảnh chưa có cơ quan nào tại Việt Nam đưa ra kết luận về giám định cá tầm nhập khẩu, thì giấy phép CITES cấp cho cá tầm nhập khẩu phải là cá thể thuần chủng. Dưới góc độ khoa học, ông Tiến cho rằng không thể đưa kết quả chung chung mà cần có giải pháp kiểm soát chặt chứng chỉ lấy mẫu, tăng tần suất lấy mẫu, tăng số lượng lấy mẫu. Nếu không thể kết luận bằng giải trình tự một gen, yêu cầu các bên liên quan phối hợp giải trình tự nhiều gen, đến khi "ra câu trả lời cuối cùng".

Theo ông Tiến, mỗi kết luận đưa ra phải chuẩn, phải dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học. Kiểm soát nhập khẩu cá tầm không chỉ là nhiệm vụ của CITES, mà còn là trách nhiệm của ngành thủy sản, thú y, nông nghiệp

Khẳng định việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm không chỉ là nhiệm vụ của CITES, mà còn là trách nhiệm của ngành thủy sản, ngành thú y, ngành nông nghiệp, Thứ trưởng yêu cầu CITES Việt Nam làm ngay 3 việc: Gửi tờ trình xin ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan; Tổ chức nhiều chuyên kiểm tra thực tế; Chọn đơn vị đủ khả năng giải trình, hoặc tham chiếu quốc tế để giải quyết rốt ráo vấn đề.

Do thuộc Phụ lục II của Công ước CITES, cá tầm nhập khẩu không yêu cầu giấy phép CITES nhập khẩu, mà chỉ cần giấy phép xuất khẩu. Điều này tạo ra khó khăn cho cơ quan quản lý nếu đơn vị nhập khẩu không tuân thủ nghiêm các quy định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu cá tầm. Bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan xem xét toàn bộ vấn đề và đưa ra kết luận cụ thể để hướng dẫn doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả đơn vị nhập khẩu lẫn đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Megan Holdings trở thành đơn vị phân phối chính thức dự án căn hộ biển Flex Home thuộc “Thành phố tự do - Libera Nha Trang”
Megan Holdings trở thành đơn vị phân phối chính thức dự án căn hộ biển Flex Home thuộc “Thành phố tự do - Libera Nha Trang”

Ngày 22/04/2024 tại Nha Trang, Megan Holdings và KDI Holdings đã tổ chức lễ ký kết hợp tác đồng hành, qua đó Megan Holdings trở thành đơn vị phân phối chính thức dự án căn hộ biển Flex Home thuộc “Thành phố tự do - Libera Nha Trang”.

HDG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 972 tỷ đồng
HDG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 972 tỷ đồng

ĐHCĐ Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HDG) ngày 27/4 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu hợp nhất 2.896 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 972 tỷ đồng, tăng lần lượt 0,24% và 12,24% so với năm 2023.

Lào Cai: Lễ hội đường phố mang chủ đề “ Sa Pa - Xứ sở tình yêu” thu hút khách du lịch
Lào Cai: Lễ hội đường phố mang chủ đề “ Sa Pa - Xứ sở tình yêu” thu hút khách du lịch

Ngày 27/4, UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tổ chức Lễ hội đường phố “Sa Pa- Xứ sở tình yêu” với nhiều tiết mục biểu diễn hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hoá vùng cao. Đây là một trong những chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024, được du khách mong chờ, hào hứng tham gia trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tại Sa Pa.

Khai mạc lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024: Rực rỡ sắc màu!
Khai mạc lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024: Rực rỡ sắc màu!

Tối 27/4, tại sân khấu Quảng trường biển TP. Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP. Sầm Sơn.

Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024- 2025 đối với các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...