Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bội chi nợ công trong ngưỡng Quốc hội cho phép

Thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 ước vượt cao so với dự toán. Bội chi nợ công trong ngưỡng Quốc hội cho phép đã góp phần vào phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Thẩm tra đánh giá thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, thời gian qua, nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhiều thách thức lớn hơn so với dự báo.

Ảnh internet
Tăng trưởng GDP 09 tháng năm 2022 cao song mức tăng trưởng cùng kỳ thấp, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội thấp hơn so với mục tiêu. Ảnh internet.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được cần quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề, nhất là tăng trưởng GDP 09 tháng năm 2022 cao song mức tăng trưởng cùng kỳ thấp, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội thấp hơn so với mục tiêu. Việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, các gói hỗ trợ thực hiện còn chậm, gói hỗ trợ lãi suất qua hệ thống ngân hàng thương mại có tỷ lệ giải ngân rất thấp, tiến độ giải ngân chi đầu tư phát triển tiếp tục chậm, xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại. Một số vấn đề khác cũng cần được quan tâm, làm rõ như về năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam, số lượng khách du lịch quốc tế vào nước ta chưa được như kỳ vọng, khó đạt được mục tiêu đề ra; việc đấu thầu mua sắm tài sản công gây thiệt hại nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị tập trung vào một số trọng tâm, trọng điểm, trong đó kiên định, kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Đánh giá cao báo cáo của Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị bổ sung, nhấn mạnh thêm kinh nghiệm trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch bệnh vừa giữ vững ổn định kinh tế, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế ngay sau khi cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, phối hợp nhuần nhuyễn để đạt được cả hai mục tiêu trong điều kiện khó khăn. Báo cáo cũng cần phân tích rõ nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân của những kết quả, thành tựu đạt được trong thời gian qua.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị bổ sung các bài học kinh nghiệm về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nêu cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Trong phương hướng phục hồi, phát triển nền kinh tế cần tập trung vào quy hoạch, tháo gỡ đầu tư công để đẩy mạnh tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ làm rõ thêm nguyên nhân khách quan, chủ quan, đề xuất giải pháp với các vấn đề: Không đạt chỉ tiêu về tăng năng suất lao động xã hội; đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn; tình hình kết nối doanh nghiệp trong nước với đầu tư nước ngoài; vấn đề cải thiện chất lượng các dự án FDI, thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn, chuyển giao công nghệ.

Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet.

Theo đề nghị của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, năm 2023, Chính phủ cần bám sát tình hình thực tế, chú trọng công tác dự báo, sẵn sàng phản ứng kịp thời, đưa ra các giải pháp phù hợp cho các vấn đề phát sinh. Tập trung giải quyết các vấn đề nan giải, cấp thiết để từ đó đảm bảo đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Tiếp thu giải trình tại Phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nêu rõ, trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có sự hỗ trợ, hợp tác và đặc biệt là sự phối hợp rất tốt với Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề chung, trong đó có các vấn đề về kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước.

Thời điểm hiện nay có nhiều phát sinh, do đó báo cáo việc thực hiện tình hình kinh tế, xã hội năm 2022, định hướng kế hoạch năm 2023 còn chậm. Bên cạnh đó, các báo cáo phải trình Quốc hội cũng nhiều hơn như việc thực hiện chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; công tác phòng, chống dịch… là những vấn đề phát sinh mới nên có ảnh hưởng đến công việc chung.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng cho biết, các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội lần này có chất lượng tốt hơn; nội dung rõ hơn; nêu những tồn tại, hạn chế trong điều hành thực hiện kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị làm rõ và phân tích sâu hơn, đặc biệt là trong việc chỉ đạo điều hành thời gian tới việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình, đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Năm 2022, vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ. GDP 09 tháng năm nay tăng 8,83%, dự kiến cả năm khoảng 8% khi có gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ, chương trình mục tiêu và chương trình phục hồi, được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng.

Có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, phục hồi kinh tế diễn ra đồng đều giữa các địa phương, 44/63 tỉnh, thành có GRDP tăng trên 6%. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch được phục hồi mạnh mẽ. Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát. Ước cả năm CPI tăng khoảng 4%, thu ngân sách Nhà nước vượt cao so với dự toán. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 34% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì tăng ở mức cao.

Lĩnh vực văn hóa, giáo dục cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, quốc phòng, an ninh được giữ vững, uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị báo cáo của Chính phủ cần phân tích rõ thêm phần nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của các thành tích, trong đó đề cập tới vai trò lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, của Chính phủ, chính quyền các cấp, vai trò của đổi mới thể chế, giám sát, cải cách thủ tục hành chính, sự năng động của các ngành, các địa phương, người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Du lịch phát triển chưa được như kỳ vọng. Ảnh minh họa internet
Du lịch phát triển chưa được như kỳ vọng. Ảnh minh họa internet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, bên cạnh kết quả đạt được, còn một số hạn chế, bất cập như: quy mô nền kinh tế nhỏ, năng lực, tính tự chủ, khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa cao, doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất thấp phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào, một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ có hiệu quả; nguy cơ thiếu nhân lực tại các cơ sở y tế công lập do tình trạng xin thôi việc, nghỉ việc…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu, Báo cáo cần được bổ sung, làm rõ một số nội dung về ổn định hệ thống ngân hàng thương mại; giải pháp tháo gỡ và vai trò của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong ban hành các quyết sách để phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Dự báo năm 2023 có nhiều khó khăn, thách thức rất lớn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cần phân tích cụ thể và có giải pháp đột phá để ứng phó.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế, xã hội như Chính phủ đã trình. Tuy nhiên đề nghị thuyết minh rõ hơn căn cứ xác định chỉ số CPI, chỉ tiêu bác sĩ, giường bệnh/số dân, chỉ tiêu bảo hiểm xã hội chưa đạt; đồng thời tiếp tục tập trung thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 05 năm, lưu ý ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023; thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023; kế hoạch tài chính 03 năm 2023-2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất và đánh giá cao báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách. Thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 ước vượt cao so với dự toán. Bội chi nợ công trong ngưỡng Quốc hội cho phép đã góp phần vào phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, nhiều bất cập, hạn chế trong quản lý điều hành ngân sách còn chậm được khắc phục…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cơ bản thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định tỷ lệ điều tiết các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về dự toán, phân bổ ngân sách Trung ương và kế hoạch đầu tư công năm 2023 như Chính phủ trình.

Hải Dương (t/h)

 

Bài liên quan

Tin mới

Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel do "thảm kịch nhân đạo"
Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel do "thảm kịch nhân đạo"

Đại diện Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này đã ngừng tất cả các hoạt động giao thương với Israel kể từ ngày 2/5, do "thảm kịch nhân đạo ngày càng trở nên tồi tệ" tại các vùng lãnh thổ của Palestine.

Vận tải hành khách và hàng hóa tăng so với cùng kỳ năm trước
Vận tải hành khách và hàng hóa tăng so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vận chuyển hành khách tăng 8,4% và luân chuyển tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 12,7% và luân chuyển tăng 7,6%.

Quân và dân đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ
Quân và dân đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm phần lớn Liên khu 3 và Khu Tả ngạn, là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Giai đoạn cuối của chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, quân và dân đồng bằng Bắc Bộ đã phối hợp hiệu quả với chiến trường chính, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Phát động Cuộc thi Robocon với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”
Phát động Cuộc thi Robocon với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”

Ngày 2/5, tại Trường THPT Chuyên Bắc Giang, Ban Tổ chức Cuộc thi Robocon tổ chức phát động Cuộc thi Robocon tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024 với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”.

Thương hiệu VietABank – Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á
Thương hiệu VietABank – Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, kết thúc qúy I/2024, dòng tiền kinh doanh của thương hiệu VietABank đang âm 7.727 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2023 cũng âm 14.959 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư âm 9,5 tỷ đồng do VietABank tiêu tốn vào mua sắm tài sản cố định. Vậy, bức tranh tài chính của thương hiệu VietABank ra sao, hãy cùng Thương hiệu và Công luận tìm hiểu.

Ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ, lo lắng bị Moscow tịch thu tài sản
Ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ, lo lắng bị Moscow tịch thu tài sản

Đại diện ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ thông tin rằng, tài sản của họ ở Nga có thể bị tịch thu sau các vụ kiện ở Nga và Mỹ.