Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bức tranh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại mảng màu sáng - tối

Giai đoạn 2011-2016, công tác cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã đạt được kết quả tích cực, song vẫn còn nhiều vấn đề khiến bức tranh CPH còn tồn tại mảng màu sáng - tối.

Báo cáo giám sát của Quốc hội mới đây đã chỉ ra, trong giai đoạn 2011-2016, cả nước CPH 571 doanh nghiệp (DN); đã thực hiện được mục tiêu đa dạng hóa sở hữu, nhờ đó huy động được nguồn vốn xã hội đầu tư vào DN, góp phần quan trọng trong việc thay đổi phương thức quản trị, tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Một số DN đã chủ động tìm kiếm và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Hàng không, qua đó tìm được hỗ trợ về tài chính, quản trị, kinh nghiệm chuyên môn, phát triển thị trường...

Bức tranh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại mảng màu sáng - tối - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, công tác CPH đã thực hiện theo đúng quy định pháp luật, hài hòa quyền lợi của nhà nước, nhà đầu tư và người lao động tại DN. Cơ chế xử lý tài chính được hoàn thiện hơn; các thông tin liên quan đến CPH được công khai, minh bạch.

Việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đăng ký giao dịch, niêm yết của các DN đã tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đến nay đã có 411 DN CPH niêm yết, trong đó trên sàn HNX là 263 DN; sàn HSX là 148 DN; sàn Upcom là 207 DN.

Nguồn vốn thu được sau CPH chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN tính đến ngày 31/12/2016 là 13.254 tỷ đồng. Thu Quỹ giai đoạn 2011 – 2016, đạt 110.264 tỷ đồng, trong đó thu từ CPH 43.108 tỷ đồng; thu cổ tức, lợi nhuận 39.552 tỷ đồng; thu lãi tiền tạm thời nhàn rỗi và thu khác 27.604 tỷ đồng.

Đặc biệt, kết quả hoạt động của DN sau CPH cải thiện đáng kể, nộp ngân sách nhà nước tăng, hoạt động kinh doanh ổn định, có hiệu quả. Tổng hợp kết quả hoạt động của 350 DN sau CPH năm 2015 cho thấy, bình quân lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%. 

Cũng theo báo cáo trên, tiến độ CPH vẫn còn chậm so với kế hoạch. Các DN đã CPH nhưng tỷ lệ vốn nhà nước vẫn còn cao; lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án, thậm chí có đơn vị tỷ lệ bán ra ngoài chỉ đạt 1 -2% vốn điều lệ; chính sách bán cổ phần cho người lao động, tổ chức công đoàn chưa bảo đảm tính ưu đãi nên chưa thu hút người lao động.

Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2016, có 426 DN thực hiện xong bán cổ phần lần đầu, nhưng chỉ có 254 DN đạt kế hoạch, 172 DN không đạt kế hoạch. Sau khi bán cổ phần lần đầu, tổng giá trị vốn điều lệ của 426 DN là 184.254 tỷ đồng nhưng nhà nước vẫn giữ 149.342 tỷ đồng, chiếm 81,1% vốn điều lệ.

Sau khi bán cổ phần lần đầu, có 70 DNNN nắm giữ trên 90% vốn điều lệ. Một số trường hợp chậm trễ trong đăng ký lưu ký và giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tính đến tháng 8/2017, còn 747 DN CPH chưa thực hiện nội dung này. Một số trường hợp chậm bàn giao các DN đã CPH về SCIC. 

Nhiều DN sau CPH chưa đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh khiến hiệu quả chưa tương xứng, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, lợi nhuận giảm, thâm chí có DN quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản giảm so với trước CPH. Ví dụ như Công ty CP Chế biến Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai giảm 10,2% về vốn chủ sở hữu, giảm 29,4% về tổng tài sản; Tổng công ty CP Phát triển khu công nghiệp giảm 3,3% về tổng tài sản…

Sở dĩ tiến độ CPH DNNN còn chậm là do tác động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực. Mặt khác, đây là lĩnh vực mang tính đặc thù, còn thiếu kinh nghiệm. Đối tượng CPH hầu hết có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tình hình tài chính phức tạp.

Hệ thống chính sách, pháp luật về CPH DNNN còn một số vướng mắc, bất cập gây khó khăn cho quá trình triển khai, tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt; công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát, đôn đốc hạn chế, còn để xảy ra các vi phạm...

Bảo Ngọc (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.