Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh vừa phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất

Nhiều doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đang nỗ lực vừa duy trì sản xuất vừa thực hiện các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu dịp cuối năm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất (Ảnh: Báo Công Thương)Các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh vừa phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất. Ảnh: Báo Công Thương.

Sau một thời gian dài gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đang dồn lực tăng tốc sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2022, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa bù đắp sụt giảm doanh thu. Các cơ quan chức năng của thành phố cũng tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tăng nguồn cung hàng hóa, với giá cả ổn định.

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) Phan Văn Dũng bày tỏ: Dù là doanh nghiệp lớn chuyên ngành hàng thịt lợn tươi sống và chế biến, nhưng sau thời gian phải thu hẹp sản xuất do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, nguồn hàng dự trữ của công ty đã cạn kiệt. Vì vậy, Vissan đang đẩy mạnh sản xuất để bổ sung sản lượng hàng hóa phục vụ thị trường dịp cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Công ty đã đầu tư hơn 754 tỷ đồng để sản xuất 2.800 tấn thịt lợn tươi sống (tăng 8% so với cùng kỳ năm trước) và 4.200 tấn thịt chế biến (tăng 6%).

Hiện, Vissan tính đến phương án “dài hơi” thông qua việc tăng nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất. “Có hai khả năng đặt ra, sức mua Tết năm nay giảm so với Tết năm trước, nguồn nguyên liệu dự trữ sẽ phục vụ sản xuất hàng hóa cung ứng thị trường quý I/2022; còn nếu xảy ra khan hiếm thực phẩm thiết yếu như thịt thì chúng tôi có sẵn nguồn nguyên liệu để sản xuất, đáp ứng ngay cho thị trường”, ông Phan Văn Dũng cho hay.

Tương tự, Công ty cổ phần Ba Huân (sản xuất, kinh doanh thịt và trứng gia cầm) cũng đang tăng tốc sản xuất để sẵn sàng cung ứng khoảng 1,5 triệu quả trứng/ngày vào giai đoạn cao điểm mua sắm cuối năm, tăng hơn nửa triệu quả trứng/ngày so với thời điểm bình thường. “Chúng tôi cam kết bảo đảm nguồn hàng dự trữ, không để xảy ra thiếu hụt hàng hóa và tăng giá sản phẩm”, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân Phạm Thị Huân khẳng định.

Chilica tiếp cận khách hàng nước ngoài để giới thiệu sản phẩm (Nguồn ảnh Tiền Phong)
Chilica tiếp cận khách hàng nước ngoài để giới thiệu sản phẩm. Nguồn ảnh Tiền Phong.

Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học Tomcare (huyện Bình Chánh), đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm tương ớt lên men Chilica, báo tin vui, đến nay nhà máy đã khôi phục sản xuất hơn 90% sau khi thành phố mở cửa.

“Sau khi dịch lắng xuống, doanh nghiệp trên đà hồi phục tốt. Hơn 500 điểm phân phối sản phẩm của Chilica tại Thành phố đã bắt đầu nhập hàng và giới thiệu đến người tiêu dùng. Công ty đã đầu tư dây chuyền tự động, công suất lớn để sản xuất phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhờ tự động và số hóa ngay từ đầu nên Công ty đã giảm được những khó khăn do dịch gây ra. Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường của Nhật Bản, Châu Âu để mở rộng thị trường xuất khẩu sau dịch. Đây là tín hiệu đáng mừng, giúp doanh nghiệp có thêm động lực khôi phục sản xuất sau dịch”, ông Hiền chia sẻ.

Chia sẻ về những “bệ đỡ” cho doanh nghiệp hậu giãn cách, lãnh đạo Công ty TNHH Công nghệ sinh học Tomcare cho hay, đơn vị được Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) hỗ trợ nhiều về việc kết nối cung cầu, giới thiệu xuất khẩu hàng hóa; tham gia cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) để tổ chức các buổi bán hàng, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài để có cơ hội quảng bá nông sản Việt…

Để giúp doanh nghiệp phục hồi sớm trong thời gian tới, Hiệp hội kiến nghị TP. Hồ Chí Minh đơn giản hóa thủ tục hành chính; thành lập tổ công tác đặc biệt để phối hợp với hiệp hội tháo gỡ ngay những khó khăn của doanh nghiệp. Ngoài ra, Thành phố cần ban hành một số chính sách giúp giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp như: Tạm thời chưa thu phí cảng, hạ tầng cảng biển, giảm tiền điện, nước…

Đại diện Sở Công Thương Thành phố thông tin, đang tiếp tục tăng cường thực hiện chương trình kết nối ngân hàng gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng trong quý IV/2021 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.

Tâm An

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.