Một tín hiệu rất vui và rất lạ là những ngày gần đây trong lĩnh vực công nghiệp nặng mà cụ thể là công nghiệp đóng tàu biển, người lao động làm 3 ca vẫn không hết việc. Cả gần chục năm qua, kể từ đợt khủng hoảng của ngành công nghiệp đóng tàu nước nhà bắt đầu từ việc Tập đoàn Vinashin bị vỡ trận, phải tái cấu trúc nhưng rồi vẫn bết bát đến nỗi cái tên cũng đã biến mất, bây giờ mới lại thấy có thứ hiện tượng đáng mừng này.

Cũng trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) tại Quảng Ngãi đã có lúc tưởng như việc "đắp chiếu" đã nhãn tiền, thì nay cũng quay lại sản xuất sôi động, thậm chí còn phải tăng ca.

Theo quan sát, không khí làm việc tại DQS sôi động như một đại công trường. Chưa bao giờ họ kiếm được quá nhiều công việc để làm như bây giờ. DQS hiện không còn phụ thuộc vào việc sửa chữa tàu của ngành dầu khí, mà phần lớn khách hàng là tàu nước ngoài.Trong 4 tháng vừa qua, họ đã tiếp nhận sửa chữa số tàu bằng cả 2 năm 2018 và 2019 cộng lại.Doanh nghiệp Việt cần mở rộng thị trường hơn nữaDoanh nghiệp Việt cần mở rộng thị trường hơn nữa

Cũng theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), vải thiều Trung Quốc bắt đầu cho thu hoạch từ cuối tháng 4, kết thúc vào cuối tháng 8, gần trùng với kỳ thu hoạch vải thiều ở nước ta. Mặt khác, Trung Quốc dịch bệnh chưa thật yên nên sức mua thị trường còn những hạn chế. Chưa kể, nhờ thời tiết thuận lợi nên sản lượng vải thiều Trung Quốc dự báo sẽ tăng ổn định. Những yêu tố này cộng hưởng tác động, khiến xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ chậm và khó khăn.

Quả vải thiểu Việt Nam nếu xuất được sang Nhật thời điểm này sẽ mở một lối ra rất sáng cho trái cây Việt Nam nói chung và trái vải nói riêng đến với thị trường rất khó tính của nền kinh tế thứ ba thế giới. Nó không chỉ là sự giải thoát thuần túy trong lúc thị trường Trung Quốc có khả năng bão hòa, mà còn là cửa rất sáng để trái vải Việt Nam có giá trị thương mại cao hơn.

Vâng, chỉ 12 trái vải tươi của Việt Nam được đóng trong một chiếc hộp khá xinh xắn mà họ bán với giá tương đương 430 nghìn đồng thì đủ hiểu, hoa quả Việt Nam và người trồng hoa quả Việt Nam sẽ sớm hiện thực hóa một triển vọng tươi sáng thế nào, tuy lúc này còn đang rất khó khăn.

Trong “nguy” thường vẫn có “cơ”. Du lịch Việt Nam, Hàng không Việt Nam nói chung trong đại dịch này có lẽ là ngành thiệt hại lớn nhất, khủng khiếp nhất. Mở cửa bầu trời và mở cửa du lịch quốc tế chắc chắn là điều chúng ta không ai dám đề cập lúc này vì nó quá mạo hiểm và lợi bất cập hại, vì hậu quả “một tiền gà, ba tiền thóc” cũng có thể từ đây mà ra.

Theo đó, khi phát triển Chính phủ số, cơ quan nhà nước sẽ đổi mới toàn diện phương thức quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, hướng tới hoạt động hiệu quả, minh bạch hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, v.v., đều có thể tự mình chuyển đổi và dốc sức tìm ra cho mình một hướng đi mới, một cách làm mới trong thời đại công nghiệp 4.0. Lâu nay, có thể nói nhiều nhưng làm ít, thì từ nay sẽ ngược lại, phải nói ít, làm nhiều.

Rất nhiều khó khăn do đại dịch toàn cầu COVID-19 để lại song cuộc sống vẫn không bao giờ dừng lại. Trong cái khó luôn ló cái khôn, đó cũng là quy luật của cuộc sống. "Trời sinh voi, Trời sinh cỏ" chính là vậy. Cuộc sống vẫn phải tiến về phía trước và ai biết biến “nguy” thành "cơ“, người đó sẽ chiến thắng, ít nhất thì cũng không bị xóa sổ khỏi cuộc chơi khắc nghiệt này.

Về phía Bộ Công Thương, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu khẳng định, Bộ Công Thương sẵn sàng lắng nghe phản ánh về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đồng thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Phan Văn Chinh, tới đây Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ liên quan đến xuất nhập khẩu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nguyên liệu, xúc tiến thương mại…

Đặc biệt, những kiến nghị của các hiệp hội, ngành hàng liên quan đến các gói hỗ trợ tín dụng, chính sách tài khóa và an sinh xã hội, Cục Xuất Nhập khẩu sẽ tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ để trình Chính phủ trong Hội nghị giữa Thủ tướng với doanh nghiệp trong thời gian tới.

 PV