Bài 2:Thanh Hóa quyết liệt thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam. Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số: Đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số; nằm trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc Nhà nước. Thống kê cho thấy, tỉnh có nhiều hộ nghèo nhất nước là Thanh Hóa với hơn 128.000. 

Thành phố Thanh Hóa

Mục tiêu xuyên suốt hàng đầu

Tỉnh Thanh Hóa nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, điểm kết nối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với vùng đồng bằng sông Hồng; diện tích tự nhiên 11.120 km 2; có 23 huyện, 2 thành phố, 2 thị xã, 559 xã, phường, thị trấn; dân số trên 3,7 triệu người.

Địa bàn rộng, dân số đông với nhiều vùng sinh thái khác nhau - đã trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, những yếu tố này, cũng gây không ít khó khăn cho việc đầu tư nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực miền núi.

Khu vực miền núi chiếm gần 80% diện tích toàn tỉnh, địa hình chia cắt, trải dài trên địa bàn 11 huyện, với 175 xã, thị trấn, 1.519 thôn, bản, khu phố. Trong đó: Có 43 xã thuộc vùng khó khăn (23 xã khu vực II, 20 xã khu vực III), 308 thôn đặc biệt khó khăn; có 213,6 km đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), dọc theo địa phận của 16 xã, thị trấn.

Vùng biển Thanh Hóa có diện tích trên 17.000 km 2 , gấp 1,6 lần diện tích đất liền, đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102 km. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, khí hậu tỉnh Thanh Hóa thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương giá vào mùa đông, bão, lũ, áp thấp nhiệt đới vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh kế bền vững của người dân.

Bước vào giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo bền vững của nhiều giai đoạn trước, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 kéo dài, nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo hết hiệu lực.

Thanh Hóa ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2026

Ngay sau khi Trung ương phê duyệt các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện các chương trình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh các chương trình mục tiêu quốc gia và chỉ đạo thành lập ở cấp huyện, cấp xã. Theo đó, phân công cán bộ là bí thư cấp ủy làm trưởng ban chỉ đạo.

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 77/KH-UBND “Về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, xác định:

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Trên cơ sở mục tiêu chung, tỉnh Thanh Hóa xác định các mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2025:

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm theo tiêu chí mới của giai đoạn 2021 - 2025 từ 1,5% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hằng năm 3% trở lên;

Phấn đấu 30% huyện nghèo (huyện Thường Xuân, huyện Bá Thước), 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh việc quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế, chính sách về giảm nghèo bền vững theo quy định của Trung ương, căn cứ tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án để tổ chức thực hiện nhằm tăng cường nguồn lực cho công tác giảm nghèo. Theo đó, tỉnh thực hiện:

Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo như hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

Hoạt động sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp

Hỗ trợ địa bàn nghèo phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý;

Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin; các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn...

Những kết quả quan trọng đạt được

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Trung ương, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của cộng đồng xã hội và các tầng lớp nhân dân, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những điểm sáng của cả nước trong thực hiện giảm nghèo bền vững.

Công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đối với công tác giảm nghèo bền vững.

Từ năm 2021 đến nay, các ngành chức năng và các địa phương đã phối hợp với 12 cơ quan báo chí:

Biên soạn và đăng tải nhiều bài viết tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo; giới thiệu các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; tổ chức 20 cuộc đối thoại chính sách giảm nghèo tại cộng đồng, với hơn 2.500 người tham gia;

Xây dựng hàng trăm cụm pa nô, áp phích; xuất bản trên 5.000 ấn phẩm thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; in, cấp phát hàng trăm nghìn tờ rơi tuyên truyền về công tác giảm nghèo cho các địa phương trong tỉnh...

Bên cạnh đó, việc cân đối ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực, quản lý, sử dụng nguồn lực thực hiện chương trình được quan tâm thực hiện.

Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Căn cứ các nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và quy định của Trung ương về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước, tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết về việc:

Phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm giai đoạn 2021 - 2023; quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Song song đó, UBND tỉnh ban hành các quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách trung ương hằng năm, giai đoạn 2021 – 2023, để thực hiện chương trình; trong đó, bảo đảm tỷ lệ đối ứng vốn ngân sách địa phương đạt tối thiểu 10%/tổng vốn trung ương giao và thực hiện khi phê duyệt đối với từng dự án.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, đã tạo điều kiện để người dân ở các vùng nghèo tiếp cận với các dịch vụ cơ bản; giúp các địa phương có thêm nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, như đường giao thông, cầu, trường học, bệnh viện...

Đặc biệt, chương trình đã huy động được sự tham gia tích cực của các địa phương, cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ; tăng cường sự tương tác và gắn kết giữa các cơ quan nhà nước với các đơn vị liên quan trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói và phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng khó khăn; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền và nâng cao đời sống của người dân.

Đến nay, 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo của Thanh Hóa đã được hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân và làm thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn, miền núi.

Toàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 63 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, với tổng kinh phí gần 21,8 tỷ đồng.

Xác định hỗ trợ phát triển sản xuất, dạy nghề, giải quyết việc làm là giải pháp trọng tâm để giảm nghèo nhanh và bền vững, các cấp, ngành, địa phương hỗ trợ:

Đào tạo nghề nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất cho 90% người có khả năng lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn có nhu cầu;

Giải ngân 4.519,6 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách xã hội (đạt 100% kế hoạch), giúp cho 71,48 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển sản xuất, bình quân 63,2 triệu đồng/hộ...

Những kết quả đạt được - đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025) của Thanh Hóa giảm 1,79%, từ 6,77% xuống còn 4,99% (tương ứng giảm 17.791 hộ dân, từ 67.684 hộ dân, xuống còn 49.893 hộ dân), vượt mục tiêu chương trình đề ra.

Đến ngày 31/12/2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, ước giảm 1,2%, xuống còn 3,79% (tương ứng còn 37.936 hộ dân). Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 7,37%, từ 27,23% xuống còn 19,86%, vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu đề ra giảm 3%); đến ngày 31/12/2023, ước giảm 4,5%, xuống còn 15,36%.

Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 5,4%, từ 32,88% xuống 27,48%, vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu đề ra giảm từ 4 - 5%); đến ngày 31/12/2023, ước giảm 5,95%, xuống còn 21,53%.

Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giảm 2,48%, từ 7,1% xuống còn 4,62%; đến ngày 31/12/2023, ước giảm 1,1%, xuống còn 3,52%.

Những khó khăn và thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn một số bất cập, hạn chế:

Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao; kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới theo tiêu chí đa chiều còn cao, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.

Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án, chính sách, vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện giảm nghèo hiệu quả chưa cao. Một số dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 chậm hoặc chưa giải ngân làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Năng lực lãnh đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế, chưa linh hoạt, sáng tạo, thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo.

Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở còn thiếu, năng lực còn hạn chế và thường xuyên thay đổi. Một bộ phận cán bộ vẫn còn tư tưởng muốn “ở lại” xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn để được thụ hưởng các chính sách đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước.

Huyện miền núi Ngọc Lặc đã lựa chọn, triển khai các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, từng bước thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân (Ảnh: TTXVN)

Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành trong triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 chưa nhịp nhàng, hiệu quả chưa cao, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của Chương trình.

Tư tưởng “trông chờ ỷ lại”, “quen chịu khổ, chưa chịu khó”, không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo để được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong một bộ phận người nghèo vẫn còn nặng; tình trạng hộ nghèo vay vốn sử dụng chưa đúng mục đích, hiệu quả chưa cao còn phổ biến...

Giải pháp đồng bộ - quyết liệt…

Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa xác định công tác giảm nghèo sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường; tác động của cuộc CMCN 4.0; sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội có xu hướng gia tăng; các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng đa dạng, phức tạp.

Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc và toàn diện đến tất cả quốc gia, để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Tình hình dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường.

Trong khi đó, phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo của tỉnh Thanh Hóa sinh sống ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, có sinh kế, thu nhập không ổn định, thiếu bền vững, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm...

Các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn thiếu và dàn trải, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Đó là những khó khăn, thách thức - đang đặt ra đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Phát triển kinh tế vùng cao (Ảnh Tạp chí Tuyên giáo)

Để hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thanh Hóa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm dưới đây.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị (Khóa XII) “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/1/2022, của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025” và Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 21/3/2022, của UBND tỉnh “Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025”;

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giảm nghèo; đẩy mạnh thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy và các kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo, chỉ tiêu tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, toàn xã hội và đối tượng người nghèo đối với công tác giảm nghèo; thông tin kịp thời, đầy đủ chủ trương, chính sách của Trung ương, cơ chế, chính sách của tỉnh, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững;

Động viên, khích lệ, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng xã hội; khắc phục hiện tượng không muốn thoát nghèo để được hưởng trợ cấp của Nhà nước;

Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, trưởng họ và người có uy tín trong cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò của các lực lượng tại cơ sở, trước hết là Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, lực lượng biên phòng, công an, quân đội, giáo viên... trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo.

Suối “cá thần” xứ Thanh

Thứ ba, thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và từng giai đoạn, làm cơ sở để xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo phù hợ; tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt, tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo;

Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo; phát huy nguồn lực và đóng góp của người dân trong thực hiện các dự án phát triển sản xuất, chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, gắn phát triển sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm thay đổi tập quán canh tác, nâng cao trình độ thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, xem đây là giải pháp trọng tâm để giảm nghèo nhanh và bền vững.

Thứ tư, củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp; tăng cường quản lý, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn;

Phát huy vai trò chủ động của cấp ủy, chính quyền ở cơ sở, cộng đồng dân cư ở thôn, bản trong quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng quy mô nhỏ và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch giảm nghèo;

Nâng cao vai trò của người dân, cộng đồng dân cư trong việc theo dõi, giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với những trường hợp gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của chương trình, xâm hại lợi ích của cộng đồng; hạn chế tối đa tác động tiêu cực của Chương trình đến môi trường sinh sống của cộng đồng.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sâu rộng, hiệu quả phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; kịp thời phát hiện, tôn vinh, khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp cho công tác giảm nghèo và gương sáng, điển hình, tiêu biểu về thoát nghèo trong cộng đồng;

Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện các phong trào, cuộc vận động, nhất là cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Tháng hành động vì người nghèo”..., tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh Thanh Hóa.

Dưới đây là danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2022

(https://thuvienphapluat.vn/):

:

STT

Tên tỉnh, thành phố

Tổng GRDP
(tỉ VNĐ)

Tổng GRDP
(tỉ USD)

1

Thành phố Hồ Chí Minh

1.479.227

63,65

2

Thủ đô Hà Nội

1.196.004

51,39

3

Bình Dương

459.041

19,28

4

Đồng Nai

434.990

18,35

5

Bà Rịa – Vũng Tàu

390.293

16,79

6

Hải Phòng

365.585

15,97

7

Quảng Ninh

269.244

11,55

8

Thanh Hóa

252.672

10,91

9

Bắc Ninh

243.032

11,11

10

Nghệ An

175.586,80

8,01

11

Hải Dương

169.179

7,36

12

Long An

156.357

6,74

13

Bắc Giang

155.876

6,68

14

Vĩnh Phúc

153.121

6,62

15

Thái Nguyên

142.950

6,43

16

Hưng Yên

131.997

5,72

17

Đà Nẵng

125.219

5,42

18

Quảng Ngãi

121.342,17

5,29

19

Quảng Nam

116.374

5,06

20

Kiên Giang

116.042

5,05

21

Tiền Giang

112.462,20

5,02

22

Thái Bình

110.723

4,8

23

Đắk Lắk

108.178

4,68

24

Cần Thơ

107.695

4,65

25

Gia Lai

107.052

4,54

26

Bình Định

106.349

4,61

27

Lâm Đồng

103.500

4,45

28

An Giang

102.720

4,68

29

Tây Ninh

102.059,70

4,4

30

Đồng Tháp

100.172

4,36

31

Bình Thuận

97.137,90

4,17

32

Khánh Hòa

96.441

4,2

33

Nam Định

91.965,60

4

34

Hà Tĩnh

91.910,65

4,12

35

Phú Thọ

89.398

3,83

36

Bình Phước

86.910

3,76

37

Ninh Bình

81.775

3,52

38

Hà Nam

76.403

3,53

39

Cà Mau

73.529

3,19

40

Trà Vinh

72.441

3,14

41

Vĩnh Long

71.861,80

3,08

42

Lào Cai

67.960

2,96

43

Thừa Thiên Huế

66.348

2,85

44

Sóc Trăng

65.709

2,83

45

Sơn La

64.508

2,78

46

Bến Tre

63.586

2,74

47

Hoà Bình

56.640

2,48

48

Bạc Liêu

55.633

2,39

49

Phú Yên

50.496

2,18

50

Quảng Bình

50.007,10

2,16

51

Hậu Giang

48.062,50

2,07

52

Ninh Thuận

46.491,60

1,98

53

Tuyên Quang

41.712,60

1,79

54

Lạng Sơn

41.487

1,75

55

Quảng Trị

40.823

1,76

56

Yên Bái

40.212

1,73

57

Đắk Nông

39.939

1,72

58

Hà Giang

30.571

1,31

59

Kon Tum

30.413

1,31

60

Điện Biên

25.238

1,09

61

Lai Châu

23.389,15

1,03

62

Cao Bằng

21.635

0,94

63

Bắc Kạn

15.014

0,65

Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững -là một trong những mục tiêu xuyên suốt, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác này, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực, quyết liệt thực hiện hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đưa Thanh Hóa trở thành điểm sáng của cả nước trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Bài sau:Nghệ An nỗ lực xóa đói, giảm nghèo

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa- TS. Đỗ Trọng Hưng(Nguồn: https://baothanhhoa.vn/)