Tại TP. Hồ Chí Minh, 03 trường đại học chuyên đào tạo các ngành thuộc nhóm sức khỏe đã có thương hiệu là Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Khoa Y  thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, năm 2022, còn có nhiều trường đại học khác cũng đào tạo nhóm ngành sức khỏe như: Trường Đại học Công nghệ TP. HCM, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Cụ thể, trường Công nghiệp dự kiến mở mới ngành dược học; Trường Hồng Bàng năm nay tiếp tục đầu tư cho khối ngành sức khỏe. Ngoài 7 ngành hiện tại đang đào tạo là y, răng - hàm - mặt, điều dưỡng, dược, xét nghiệm, phục hồi chức năng, hộ sinh, trường dự kiến mở thêm 02 ngành y học cổ truyền và sức khỏe răng miệng.

Theo PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, mỗi năm, trường này tuyển sinh khoảng 1.400 chỉ tiêu, trong đó khoảng 700 bác sĩ, còn lại là y sĩ, cử nhân… Đây là cơ sở đào tạo chính cung cấp nhân lực y tế cho TP. HCM, ngoài ra còn có các trường khác.

Theo PGS Xuân, đúng là năm 2021, số lượng nhân viên y tế nghỉ việc nhiều, khoảng 1.000 người - gấp đôi năm trước. Điều này đặt ra vấn đề giữ chân lực lượng y, bác sĩ, đồng thời tổ chức đào tạo. Việc nâng số lượng bác sĩ/vạn dân là mơ ước nhưng điều này phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhưng, trước việc các trường đại học đua nhau mở nhóm ngành đào tạo sức khỏe, PGS Xuân băn khoăn: "Các trường muốn tăng chỉ tiêu tuyển sinh phải bảo đảm tỉ lệ sinh viên/giảng viên, cơ sở vật chất. Ngoài ra, việc giải quyết việc làm cho bác sĩ ra trường cũng không phải là vấn đề đơn giản vì liên quan đến thu nhập ở cơ sở y tế nhà nước lẫn tư nhân".

Không chỉ riêng ý kiến của PGS Xuân mà nhiều ý kiến cho rằng, không nên vì thiếu mà cho tăng quy mô tuyển sinh nhóm ngành sức khỏe, bởi điều đó dễ đưa đến chất lượng nguồn nhân lực giảm sút. 

Q.N (t/h)