Cách tìm ra điểm yếu của một nhà lãnh đạo - Hình 1Nếu là một nhà kinh doanh hay nhà lãnh đạo, họ luôn tự tin vào khả năng của bản thân và thu hút sự chú ý của mọi người với những điểm mạnh trong lĩnh vực của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được điểm yếu mà khắc phục nó hiệu quả.

Tìm ra điểm yếu là một yếu tố quan trọng:

Nếu như trong cờ vua, bạn là người chơi sở hữu chiến thuật tốt ở cuối hiệp nhưng giữa hiệp bạn lại chơi khá tồi thì rất khó có thể giành chiến thắng trừ khi bạn tìm ra được điểm yếu mà khắc phục kịp thời. Mặc dù, bạn có chuyên môn tốt hơn những người khác nhưng là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải kết hợp cả chuyên môn và kiến thức tổng quát.

Ví dụ, một nhà lãnh đạo giỏi phải là một người có thể giao tiếp hiệu quả, thông minh, và quyết đoán. Nếu bạn thiếu một trong những tính năng này, bạn sẽ làm việc kém hiệu quả, do đó bạn phải cân bằng khả năng của bạn bằng cách phát hiện và cải thiện các điểm yếu.

Cho dù bạn trau đồi được kha khá kinh nghiệm thì vẫn luôn luôn tồn tại điểm yếu trong chính bản thân bạn.

Ví dụ, nếu bạn là người thường xuyên mất bình tĩnh thì cách tốt nhất là lựa chọn văn phòng tách biệt để bạn có thể trút bỏ mọi thứ một cách riêng tư.

Xác định thế mạnh

Điểm yếu và điểm mạnh luôn luôn phụ thuộc lẫn nhau, và không ai có thể hoàn hảo tới mức không có 1 điểm yếu. Ví dụ, nếu bạn là người thích điều khiển và chỉ đạo người khác, bạn cũng có thể bị kiểm soát quá mức hay quản lý những việc nhỏ nhặt. Nếu bạn hay cả nể và thông cảm, dễ bỏ qua mọi chuyện, bạn cũng có thể dễ dàng bị lợi dụng. Vì vậy, cách hiệu quả nhất để tìm ra điểm yếu là phải biết mình mạnh ở đâu.

Tìm cố vấn

Bạn không thể đi xa một mình hay quyết định bất kì việc gì theo chủ quan mà cần tìm một người đồng hành có nhiều kinh nghiệm sẽ chỉ đường đi đúng đắn nhất cho bạn. Tìm kiếm cố vấn từ các nhà doanh nghiệp giàu kinh nghiệm và các nhà lãnh đạo kinh doanh và yêu cầu họ đánh giá hành động, quyết định và hành vi của bạn từ xa. Họ sẽ rút kinh nghiệm từ bản thần để đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất cho bạn.

Tiếp thu phản hồi

Nếu muốn đánh giá chiến dịch của bạn có hiệu quả hay không thì hãy đánh giá sự phản hồi từ người tiêu dùng. Bạn hãy tiếp cận với nhân viên và hỏi họ cảm thấy thế nào về phong cách lãnh đạo của bạn.

 Bạn hãy xây dựng một môi trường hòa đồng và thân thiện nhất khuyến khích nhân viên thẳng thắng phê bình.

Học hỏi các nhà lãnh đạo khác

Học hỏi những bài học rút ra từ thành tích và những sai sót của các nhà lãnh đạo đi trước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hợp tác chặt chẽ với các doanh nhân và lãnh đạo doanh nghiệp khác thậm chí bạn bè của bạn. Trên thực tế, bạn có thể giúp họ nhiều như họ giúp bạn.

Lãnh đạo không phải là hoàn hảo.

Trong suốt quá trình tìm kiếm, cải thiện hoặc bù đắp những khuyết điểm, hãy cố gắng đừng bị ám ảnh hay nhụt chí sau những sai lầm. Thậm chí những nhà lãnh đạo thành công trong kinh doanh, chính trị hay bất kỳ lĩnh vực nào không thể tránh khỏi những sai sót và điểm yếu.

Không ai có thể hoàn hảo, theo đuổi sự hoàn hảo chỉ khiến bạn thêm căng thẳng thất vọng trong cuộc sống. Thay vào đó, bạn hãy tìm ra điểm yếu như một yếu tố căn bản trong tính cách của nhà lãnh đạo, tìm ra giải pháp để khắc phục chúng một cách hiệu quả.

 Giang Trần – An Du