Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cải cách thủ tục hành chính: DNNVV đang “mặc áo quá rộng”

THCL Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, quy định về thuế đã cải cách rất nhiều, tạo thuận lợi cho DNNVV. Tuy nhiên, lĩnh vực kế toán còn cứng nhắc, tạo gánh nặng tài chính lên các đơn vị.

Vướng mắc ở chế độ kế toán

Theo ông Tuấn thì: “Các DNNVV, DN siêu nhỏ đang “mặc áo quá rộng” so với các quy định về thủ tục hành chính. Trong đó, nhiều quy định về kế toán không khả thi đối với DN nhỏ, gây tốn kém và DN khó tồn tại”.

Theo phân tích của các chuyên gia, quy định về thuế có nhiều vướng mắc bất cập về chế độ kế toán. Chẳng hạn, thuế đối với các DN nhỏ và siêu nhỏ hiện phải duy trì một hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính tương đối phức tạp so với quy mô và tính chất hoạt động. Các báo cáo tài chính được lập không thực chất mà chỉ nhằm để “đối phó” với các cơ quan thuế…

Do việc thuê người làm kế toán/kế toán trưởng hoặc thuê các công ty dịch vụ kế toán cũng tiêu tốn chi phí khá lớn của DN. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, các nhân viên này thường phải đảm nhiệm thêm nhiều vị trí khác nhau trong công ty (kế toán, thủ quỹ, thủ kho, mua bán vật tư…).

Theo TS. Nguyễn Quốc Thắng, Phó trưởng khoa Kế toán - Kiểm toán (Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh), việc kiêm nhiều công việc khác nhau của nhân viên kế toán trong các DN nhỏ, siêu nhỏ như hiện nay là vi phạm luật định. Do vậy, về cơ bản họ không tuân thủ đúng quy định và điều này đã tạo ra những rủi ro lớn. Điều đáng lo ngại là các quy định này đang ảnh hưởng đến 50% DN hoạt động chính thức hiện nay.

Nhìn nhận ở khía cạnh khác, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho hay: “Tại các nước trong khu vực, số giờ nộp thuế rất thấp mà nhà nước vẫn quản lý được. Trong khi ở Việt Nam đã tích cực rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, cắt giảm số giờ tuân thủ về thuế cho DN, nhưng thời gian nộp thuế vẫn còn cao. Điều đó là do hầu hết các nước đều có chính sách thuế riêng cho DN nhỏ, với đặc trưng là đơn giản, dễ làm, dễ quản lý, dễ thu và dễ tuân thủ”.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, theo bà Cúc, điều quan trọng là cơ quan thuế cần nắm bắt được doanh thu của những hộ kinh doanh như của họ nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý, chứ không phải kết nối họ.

Vì sự phát triển bền vững của DN

Ông Đậu Anh Tuấn nêu rõ, Việt Nam có khoảng 97% DNNVV - những DN nhạy cảm nhất đối với các thủ tục hành chính. Trong bối cảnh nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng và Hiệp định TPP có thể được thông qua trong 2 năm tới, thủ tục hành chính buộc phải cải tiến mạnh mẽ hơn nữa để cạnh tranh với các nước trong khu vực.

“Thật không công bằng khi DN phải cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào TPP và ký kết các hiệp định thương mại song phương; đối với Việt Nam, thời gian giải quyết các thủ tục về thuế hết 872 giờ, trong khi các nước trên thế giới hết khoảng 100 giờ. Thủ tục thông quan ở các nước chỉ mất một vài giờ, còn ở Việt Nam mất 4 - 5 ngày”, ông Tuấn nói.

Thừa nhận thực trạng các thủ tục thuế còn nặng nề, vẫn chưa có nhiều giải pháp tập trung vào khối DNNVV, Phó trưởng ban Cải cách và Hiện đại hóa (Tổng cục Thuế) Nguyễn Quang Tiến khẳng định, để DNNVV phát triển bền vững, phụ thuộc nhiều vào cải cách thể chế, thủ tục hành chính.

“Thời gian tới, ngành thuế sẽ tập trung vào 4 nhóm giải pháp: Đơn giản hóa về chính sách thuế; Thực hiện giảm thiểu sự khác biệt giữa kế toán và thuế, đồng thời giảm gánh nặng cho DNNVV; Đơn giản hóa thủ tục về mẫu biểu, tờ khai, thủ tục đăng ký kê khai, nộp thuế…; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện thuế điện tử”, ông Tiến nói.

Ông Đậu Anh Tuấn đề xuất, Chính phủ cũng phải cạnh tranh về chính sách, thủ tục hành chính để là đòn bẩy hỗ trợ DN trong nước, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.

Do vậy, cải cách thủ tục hành chính về thuế và kế toán - sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của DN, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.

Kiều Hoa  (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.