Nguyên nhân viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản sưng, viêm do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng. Thanh quản bị viêm khiến âm thanh bị méo khi không khí đi qua làm giọng nói biến đổi, dẫn đến khàn tiếng, hụt hơi, thậm chí mất tiếng… cản trở hoạt động giao tiếp hàng ngày.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản có thể do nhiều yếu tố khác nhau, tùy thuộc vào loại viêm thanh quản cấp tính hay mạn tính. Cụ thể:

Viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính là một vấn đề sức khỏe tạm thời, các triệu chứng thường kéo dài dưới 3 tuần. Nguyên nhân viêm thanh quản cấp thường do:

Nhiễm virus, vi khuẩn;

Sau viêm đường hô hấp: viêm mũi xoang, viêm Amidan, viêm VA ở trẻ em;

Sử dụng giọng gắng sức: nói nhiều, la hét, hát to…

Uống quá nhiều rượu bia…

Viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản mạn tính thường là hệ lụy của những đợt viêm cấp không được điều trị triệt để, tái đi tái lại. Ngoài ra, nguyên nhân viêm thanh quản mạn tính có thể do:

Tiếp xúc thường xuyên với môi trường nhiều hóa chất độc hại, chất gây dị ứng, viêm đường hô hấp như lông động vật, phấn hoa.

Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ cao bị viêm thanh quản mạn tính. Nguyên nhân là do acid di chuyển ngược lên sẽ làm tổn thương thực quản, dây thanh âm dẫn đến viêm nhiễm.

Thói quen lạm dụng giọng nói, hút thuốc lá hay uống rượu nhiều cũng khiến bạn dễ bị viêm thanh quản mạn tính.

Bệnh hen suyễn không điều trị đúng cách gây bội nhiễm nấm, dẫn đến viêm thanh quản.

Viêm thanh quản có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
Viêm thanh quản có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Triệu chứng thường gặp của viêm thanh quản

Triệu chứng viêm thanh quản có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài, tái phát nhiều lần. Những triệu chứng này rất dễ nhận biết, thường đến đột ngột và diễn biến nặng trong khoảng 5-7 ngày đầu tiên như:

Nói hụt hơi, yếu giọng, khàn tiếng.

Đau rát họng, cổ họng vướng víu.

Thường xuyên ho, hắng giọng.

Cảm giác khó nuốt, đờm đặc vào sáng sớm.

Nếu phản ứng viêm mạnh, người bệnh còn xuất hiện tình trạng sốt, tiết nhiều nước bọt.

Viêm thanh quản nếu không được theo dõi và điều trị sớm sẽ dễ trở thành mạn tính, lúc này triệu chứng bệnh thường kéo dài trên 3 tuần, khó điều trị dứt điểm. Ngoài ra, viêm thanh quản kéo dài còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp đường thở, viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí đe dọa tính mạng.

Khàn tiếng là triệu chứng đặc trưng của viêm thanh quản
Khàn tiếng là triệu chứng đặc trưng của viêm thanh quản

Điều trị viêm thanh quản như thế nào để hiệu quả

Để điều trị viêm thanh quản hiệu quả cần dựa vào dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là do sử dụng giọng nói quá nhiều, không đúng kỹ thuật gây viêm, khàn cổ cần điều tiết lại giọng nói, sử dụng các sản phẩm giúp bảo vệ giọng nói.

Nếu tác nhân do trào ngược acid dạ dày gây nên cần thay đổi chế độ ăn uống, kết hợp các thuốc điều trị trào ngược và điều trị triệu chứng của bệnh.

Bên cạnh việc tìm và giải quyết nguyên nhân cơ bản thì các biện pháp giúp ngăn ngừa tác động đến thanh quản cũng được khuyến khích. Nhờ đó, thanh quản có cơ hội nghỉ ngơi, phục hồi tổn thương như:

Hạn chế nói nhiều, nói to: điều này rất quan trọng, nhất là giai đoạn 2-3 ngày đầu khi có biểu hiện bệnh.

Đảm bảo môi trường sống và làm việc thoáng mát, tránh xa các yếu tố nguy cơ như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc.

Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ kích ứng niêm mạc như đồ ăn quá cay nóng, nhiều gia vị hoặc đồ ăn lạnh. Đặc biệt không nên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, dễ khiến cơ thể thêm mất nước.

Bổ sung thực đơn dinh dưỡng có lợi cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng, chống viêm như trái cây chứa nhiều vitamin, rau xanh,...

Sử dụng nguyên liệu có khả năng kháng viêm tự nhiên như gừng, tỏi, nghệ, quế,... Khi thêm các gia vị này vào món ăn hoặc đồ uống giúp hỗ trợ chống viêm, giảm ho rất tốt.

Một số gia vị giúp hỗ trợ chống viêm, giảm ho tại nhà
Một số gia vị giúp hỗ trợ chống viêm, giảm ho tại nhà

Giải pháp đối phó viêm thanh quản từ viên uống thảo dược Tiêu Khiết Thanh

Bên cạnh những biện pháp đối phó trên, chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp dùng thêm sản phẩm thảo dược chứa rẻ quạt - Tiêu Khiết Thanh. Theo nghiên cứu, chiết xuất từ cây rẻ quạt chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Nhờ vậy, những hoạt chất này giúp giảm nhanh triệu chứng đau rát họng, ngứa họng, ho khan, khàn tiếng...

Ngoài rẻ quạt, các nhà khoa học còn kết hợp thêm với nhiều thảo dược quý khác là bồ công anh, bán biên liên, sói rừng giúp cải thiện nhanh triệu chứng khàn tiếng, ho, đau rát họng do viêm thanh quản hiệu quả. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc hầu họng đang bị tổn thương hoặc suy yếu, phục hồi các tổn thương mạn tính, phòng tránh bệnh tái phát.

Đặc biệt, Tiêu Khiết Thanh được bào chế bằng công nghệ lượng tử, giúp đảm bảo loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu thô, duy trì tối đa hàm lượng hoạt chất trong cao dược liệu, từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong chương trình Tư vấn sức khỏe trên truyền hình, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh đã đánh giá công dụng của sản phẩm như sau: “Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa thành phần chính là cao rẻ quạt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn chứa các thảo dược quý khác giúp làm ấm, phục hồi niêm mạc đường hô hấp nhanh chóng. Nhờ vậy, sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị khàn tiếng, viêm thanh quản hiệu quả và an toàn”.

Khảo sát đầu năm 2021 cho thấy, có tới hơn 90% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản của Tiêu Khiết Thanh.

Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh giúp cải thiện khàn tiếng, viêm thanh quản
Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh giúp cải thiện khàn tiếng, viêm thanh quản

Viêm thanh quản kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh để giúp giọng nói trong sáng, khỏe mạnh hơn nhé!

Sản phẩm có bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Minh Thư