Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần một hướng đi mới cho mua bán nợ xấu

Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nhiều ngành kinh tế, khiến nợ xấu có sự gia tăng mạnh. Tính đến ngày 30/09/2021, nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng đã quay trở lại mức 1,9%.

Để thị trường mua bán nợ phát triển, cần đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia thị trường, hoạt động xử lý nợ phải công khai minh bạch và hợp pháp, cần thành lập các tổ chức quản lý và giám sát thị trường một cách chặt chẽ. Từ đó tháo gỡ nhiều vướng mắc, thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu nhanh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Nguyên nhân

Nguyên nhân một phần do nợ xấu tăng khi khả năng trả nợ của khách hàng bị suy yếu vì dịch Covid-19, một phần cũng bởi công tác xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn. Ông Trần Phương - Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều địa phương thực hiện giãn cách, các tổ chức tín dụng (TCTD) và Công ty quản lý tài sản (VAMC) không thể gặp trực tiếp khách hàng nên hoạt động thu hồi nợ, đấu giá tài sản, thi hành án… đều rất khó khăn. 

Để thị trường mua bán nợ phát triển, cần thành lập các tổ chức quản lý và giám sát thị trường một cách chặt chẽ. Ảnh VCB
Để thị trường mua bán nợ phát triển, cần thành lập các tổ chức quản lý và giám sát thị trường một cách chặt chẽ. Ảnh VCB.

 Tuy nhiên, hiện tại, việc bán nợ trên sàn cũng đang gặp những trở ngại. Đại diện Vietcombank cho biết, ngân hàng còn bối rối vì vướng mắc nhiều quy định pháp lý. Chẳng hạn, TCTD thực hiện bán khoản nợ sẽ phải công khai rất nhiều thông tin về khoản nợ, trong khi quy định liên quan vấn đề bảo mật thông tin lại không cho phép. Hay như hiện trong các tiêu chuẩn về định giá nợ còn thiếu hẳn tiêu chuẩn về định giá khoản nợ xấu. Ngay cả khi việc mua bán nợ đã diễn ra thành công, thì rủi ro vẫn rất lớn. Thực tế, đã từng có bên mua nợ phải trả lại khoản nợ cho TCTD vì vướng mắc nhiều khâu như con nợ không bàn giao tài sản, cơ quan tài nguyên - môi trường địa phương không chấp nhận các thủ tục sang tên…

Chia sẻ với băn khoăn của TCTD, ông Hòa thừa nhận, hiện khuôn khổ pháp lý cho các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ còn chưa đồng bộ, quy định điều chỉnh hoạt động chưa hoàn chỉnh, nằm rải rác tại các văn bản khác nhau, bao gồm các nghị định, quyết định của Thủ tướng, Thông tư của các bộ, ngành. Trong khi phương thức mua bán nợ xấu chưa đa dạng, thành phần tham gia thị trường nợ còn ít, chủ yếu là VAMC và các ngân hàng nên chưa khuyến khích nhà đầu tư tham gia.

“Trước đây có khá nhiều nhà đầu tư tới làm việc với VAMC cũng như có hoạt động xúc tiến bước đầu để tham gia thị trường mua bán nợ xấu. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên họ chưa tham gia mạnh mẽ vào thị trường này”, lãnh đạo Sàn Giao dịch nợ VAMC thông tin thêm.

Để thúc đẩy các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ, hỗ trợ Sàn giao dịch nợ VAMC hoạt động hiệu quả, ông Hoà đề xuất, thời gian tới tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý nhất là liên quan đến quy định pháp luật về đất đai, nhà ở…

Song song với đó, xây dựng chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam… “Nếu làm được điều này sẽ giúp thị trường mua bán nợ xấu phát triển hơn trong giai đoạn tới, thúc đẩy xử lý nợ xấu hiệu quả hơn”, ông Hoà nhấn mạnh.

Đồng tình quan điểm, một chuyên ngân hàng khuyến nghị thêm, để thị trường mua bán nợ phát triển, cần đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia thị trường, hoạt động xử lý nợ phải công khai minh bạch và hợp pháp, cần thành lập các tổ chức quản lý và giám sát thị trường một cách chặt chẽ, hiệu quả.

Cần chế tài mạnh hơn

Theo đánh giá của ông Nguyễn Trọng Du – Phó Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, khi đi vào hoạt động, Sàn giao dịch nợ VAMC được dự báo sẽ thu hút sự quan tâm của các TCTD và nhiều nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký thành viên, sử dụng dịch vụ và giao dịch trên sàn. Sàn giao dịch hoạt động hứa hẹn sẽ tạo lập một môi trường mua bán, xử lý nợ xấu sôi động, hiệu quả tại Việt Nam.

Điều đó là vô cùng quan trọng trong bối cảnh nợ xấu đang chịu áp lực vì dịch bệnh. Tính đến cuối tháng 6/2021, tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu tăng 2,8% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ lệ 3,66% so với tổng dư nợ. Nếu tính thêm các khoản nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung) có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ này là 7,21%. Trong khi nợ xấu có nguy cơ tăng cao vì Covid-19 thì Nghị quyết 42 lại sắp hết hiệu lực (tháng 08/2022). Theo đó, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của TCTD sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD, VAMC, cũng như quá trình tái cơ cấu TCTD. 

Luật hóa xử lý nợ xấu sẽ thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ảnh: VCB
Luật hóa xử lý nợ xấu sẽ thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ảnh: VCB.

Chưa kể, ngay cả Nghị quyết 42 hiện nay cũng tồn tại tới 11 vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là về quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ).

Trước thực tế khó khăn trên, tại Báo cáo gửi tới Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết 42, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội xem xét về việc rà soát nghiên cứu để luật hoá các chính sách quy định tại Nghị quyết 42, tiếp tục triển khai, áp dụng trong xử lý nợ xấu của TCTD theo hướng ban hành một luật riêng quy định về xử lý nợ xấu.

Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội chỉ đạo Tòa án Nhân dân Tối cao yêu cầu Toà án nhân dân các cấp về việc triển khai thi hành quy định về thủ tục rút gọn theo quy định pháp luật để giải quyết nhanh chóng yêu cầu khởi kiện; Phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Cơ quan thi hành án dân sự sớm có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện quy định về hoàn trả các TSBĐ là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác định chứng cứ quy định tại Nghị quyết số 42.

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhấn mạnh: Luật hoá xử lý nợ xấu là rất cần thiết tạo đồng bộ hệ thống pháp luật, tránh chồng chéo luật, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương. Từ đó tháo gỡ nhiều vướng mắc, thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu nhanh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Chính phủ kiến nghị luật riêng về xử lý nợ xấu sửa đổi các quy định về việc thu giữ TSBĐ theo hướng TCTD có quyền thu giữ tài sản cho khoản nợ xấu mà không cần phải có thỏa thuận về việc bên nhận bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ trong hợp đồng bảo đảm; sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8, Nghị quyết số 42 theo hướng có quy định loại trừ không áp dụng quy định về trường hợp xuất hiện tình tiết mới trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn (khoản 3, Điều 317) và quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn (khoản 4, Điều 323) của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đối với các vụ án giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBĐ tại Tòa án; sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8, Nghị quyết số 42 theo hướng bổ sung quy định cho phép áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng có khoản nợ là nợ xấu; bổ sung quy định về việc hoàn trả TSBĐ là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

 Lê Pháp (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng
Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng

Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục hướng về các mức cao hơn, nhà đầu tư cần thận trọng khi giao dịch những cổ phiếu thuộc nhóm giá trị cao.

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 29/3, giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện giá heo trung binh dao động 58.000 - 62.000 đồng/kg.

Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng
Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Giá tiêu hôm nay 29/3: Duy trì đi ngang
Giá tiêu hôm nay 29/3: Duy trì đi ngang

Giá tiêu hôm nay 29/3, giá tiêu trong nước tiếp tục duy ở mức ổn định. Hiện giá tiêu trung bình dao động ở mức 92.500 - 96.000 đồng/kg.

Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng
Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng

Tỷ giá USD hôm nay 29/3, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,18%, đạt mốc 104,53. Đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố vào hôm nay.

Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?
Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, không chỉ tại Hà Nội, TP. HCM, thực trạng người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo" còn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành.