Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cảnh báo dòng chảy khí đốt Nga:Mỹ lo thân hay xót Kiev?

Washington mượn cớ Ukraine chỉ vì hợp tác Nga- châu Âu thành công.

Báo Hurriyet Daily News của Thổ Nhĩ Kỳ đầu tháng này dẫn lời John McCarrick, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Năng lượng cho biết, Mỹ phản đối dự án đường ống dẫn khí từ Nga lập nên để đổ vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Dự án mang tên "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" hiện đang có nhiều triển vọng để thực hiện, dự kiến sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dọc theo đáy Biển Đen tới phần châu Âu của Thổ Nhì Kỳ và xa hơn nữa là tới biên giới với Hy Lạp. Từ đây, đường ống dẫn khí dưới biển sẽ được kết nối với hệ thống đường ống trên cạn ở châu Âu.

Cảnh báo dòng chảy khí đốt Nga:Mỹ lo thân hay xót Kiev? - Hình 1

Mỹ muốn trừng phạt Nga về dầu khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ

Vị Phó Trợ lý cũng tuyên bố rằng, Washington dự kiến phản đối không để cho dự án đường ống dẫn Nord Stream II của Đức tới từ Nga sẽ không thể được xây dựng.

Ông McCarrick nói thêm rằng, nếu Gazprom vẫn kiên quyết làm dự án đường ống dẫn khí tới châu Âu thì cần phải ngồi lại xem xét đường đi của tuyến đường.

Hoặc nếu không, các công ty châu Âu tham gia dự án nên cân nhắc về việc phải đối mặt với lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về tài nguyên gọi dự án Nord Stream-2 (Dòng chảy phương Bắc-2) là một "dự án chính trị" của chính phủ Nga nhằm chuyển hướng các tuyến hiện có trên khắp Ukraine sang châu Âu khiến Ucraine thành một quốc gia khó khăn về tài chính.

Ông McCarrick nói rằng, các quan chức Mỹ "không nhìn thấy khả năng Nord Stream-2 có thể được xây dựng".

"Đó không phải là điều chúng tôi sẽ giả định sẽ xảy ra. Có nhiều lý do tại sao nó không nên xảy ra. Điểm mấu chốt là chúng tôi đang chống lại điều này" - ông McCarrick tuyên bố.

Vị Phó Trợ lý sau đó cũng cung cấp thêm thông tin cho thấy, Mỹ đang tìm nhiều cách để vận chuyển và đưa thêm nhiều lượng khí hóa lỏng của Mỹ tới châu Âu, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của châu Âu.

Trong suốt bài phát biểu, ý định của ông McCarrick đã khá rõ ràng, Mỹ không hề muốn trừng phạt và gia tăng căng thẳng với Nga nhưng Moscow đã tự làm khó mình khi tìm mọi cách để hợp tác với châu Âu mà không liên quan tới Ukraine.

Trong khi đó, tình hình ở Ukraine là điều đặc biệt cần chú ý và cân nhắc bởi đó mới là mấu chốt của vấn đề căng thẳng ngoại giao của Nga và Mỹ.

Phía Mỹ biện minh, bởi các dự án của người khổng lồ Gazprom và đối tác châu Âu không quá cảnh qua Ukraine nên Kiev phải chịu thiệt thòi. Sự thiệt thòi này không hề nhỏ, lên tới mức gần 2 tỷ USD mỗi năm.

Cũng bởi tình hình bất ổn ở miền Đông và tình hình kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng do Nga không ký kết hợp tác đã khiến Ukraine khó có cơ hội thoát khỏi khủng hoảng và đó sẽ là lý do vì sao Mỹ chưa thể cải thiện quan hệ với Nga vào lúc này.

Cuối cùng, lý do về Ukraine là điều mà Washington lấy ra để cáo buộc Moscow, đe dọa trừng phạt phương Tây.

Một nền kinh tế thị trường to lớn như ở Mỹ lại có những bước cạnh tranh táo bạo như vậy, hẳn là rất công bằng đối với các đối tác Nga, áp đặt cả châu Âu?

Đáng nói hơn, khi tố Nga tham gia vào chiến trường miền Đông Ukraine để giành giật khu vực địa chính trị, Mỹ đã áp đặt các trừng phạt kinh tế bởi đây là chiến lược quân sự ảnh hưởng tới tồn vong quốc gia Ukraine.

Mỹ lo cho mình hay lo cho Kiev?

Khi dự án dầu khí Nord Stream-2 không quá cảnh qua Ukraine, Mỹ lại tỏ ra quan ngại bởi Ukraine chưa thể tự đứng vững trong điều kiện đất nước chiến tranh lại chịu đựng cú sốc mà Nga và châu Âu mang lại khi mất hẳn một nguồn thu lớn.

Ukraine chắc chắn sẽ tự hào khi là một đồng minh của Mỹ như vậy.

Song, cuối cùng ông McCarrick cũng nói tới điểm mấu chốt nhất rằng, 2 dự án dòng chảy dầu khí từ Nga chảy tới châu Âu ảnh hưởng lớn thế nào tới nước Mỹ.

 Cảnh báo dòng chảy khí đốt Nga:Mỹ lo thân hay xót Kiev? - Hình 2

Mỹ định mang giấc mơ LNG tới châu Âu nhưng thất bại

"Mỹ đã tự do hóa các quy tắc để tăng xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) và đang làm việc với các đồng minh châu Âu nhằm xác định cơ sở hạ tầng cần thiết để thúc đẩy nhu cầu sử dụng" - tờ báo Hurriyet dẫn lời ông McCarrick.

Rõ ràng, phía sau mối quan ngại cho nền kinh tế Ukraine, điều mà Mỹ chỉ muốn nhắm đến từ đầu là thương vụ mua bán LNG với châu Âu và biện minh lý do tổn thương Ukraine để trừng phạt tiếp tục Moscow.

Ông McCarrick đã đề cập tới dự án bán LNG, một dự án mà thậm chí chưa nhận được phản hồi từ phía châu Âu về nhu cầu thu mua để sử dụng, hay chưa có ý tưởng về cơ sở hạ tầng,... thì lại tìm cách ngăn chặn châu Âu xây dựng đường ống tới từ Nga vốn đã bàn kế hoạch trong nhiều năm trước.

Vậy ai là bên đang ngăn cản việc cung ứng nguồn năng lượng cho châu Âu? Ai anh hưởng tới chiến lược năng lượng châu Âu của Mỹ?

Hơn nữa, thay vì sự phức tạp về vận chuyển cũng như chi phí xây dựng điểm đầu, điểm cuối đón nhận khí LNG từ Mỹ lên tới mức khổng lồ thì châu Âu đã lựa chọn nguồn cung ổn định truyền thống và lại dễ dàng xây dựng, vận hành của Nga.

Từ việc đàm phán không thành công một dự án, Mỹ quay sang ngăn cản dự án của đối thủ cạnh tranh bằng đủ lý do. Sau đó là đe dọa trừng phạt.

Thực tế là Mỹ đã tuyên bố trừng phạt các công ty châu Âu làm ăn với Gazprom vì Nord Stream-2 nhưng các công ty này phản ứng mạnh mẽ.

Châu Âu cũng khó có thể chấp nhận lý do mà Mỹ đưa ra nhằm bao biện cho một hợp đồng năng lượng không hiệu quả. Do vậy, kể cả việc xé rào trừng phạt Mỹ, châu Âu cũng chấp nhận.

Nếu vậy, trong tương lai, khi Mỹ bắt đầu tuyên bố trừng phạt dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, khả năng các công ty tham gia dự án cũng gật đầu chấp thuận.

Ucraina trông chờ Nga- châu Âu hủy bỏ dự án năng lượng và tiến hành đàm phán trở lại các tuyến đường vận chuyển dầu khí trên bộ quá cảnh qua Ukraine, hay trông chờ sự viện trợ của Mỹ vì Kiev đã bị tổn thương quá lớn không thể tự đứng dậy?

Dù là cách nào, Ukraine cũng nên sớm lên kế hoạch bởi khả năng Nga - châu Âu nhường bước là rất nhỏ nếu không muốn nói là không có cơ hội nào.

Đông Phong - Motthegioi

 

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.