Thời điểm nào dễ bị đột quỵ não?
Nghiên cứu cho thấy, sự thay đổi của huyết áp và độ nhớt của máu trong một ngày cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Điều đó giải thích vì sao đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
Khoảng thời gian 3 giờ sáng là thời điểm huyết áp xuống thấp nhất và tăng dần khi cơ thể sắp thức dậy vào buổi sáng. Khi đó cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone Adrenaline và các hormone gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu sử dụng oxy. Trong khi đó, cơ thể đã mất một lượng nước sau 1 đêm khiến máu trở nên cô đặc hơn. Điều đó sẽ khiến tim phải hoạt động vất vả hơn để đẩy máu đi.
Ngoài ra vào sáng sớm, nồng độ NO trong máu rất thấp, NO đóng vai trò cầm máu và tham gia hầu hết các hoạt động trong cơ thể như quá trình thư giãn mạch máu, giúp tăng dòng chảy đưa oxy tới các cơ quan trong cơ thể. Nếu NO bị tiêu hao quá nhiều sau 1 đêm, khi thức dậy việc thiếu NO là không tránh khỏi. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ vào lúc sáng sớm.
Một nguyên nhân khác khiến đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm là do sự thay đổi của độ nhớt máu. Từ 4 đến 8 giờ sáng là lúc máu đặc nhất, sau đó loãng dần. Vì vậy, những cơn đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm, là thời điểm máu đặc nhất.
Ngoài ra, khoảng thời gian chiều muộn từ 18-19h cũng là thời điểm khiến huyết áp tăng cao. Tăng huyết áp làm cho thành mạch bị tổn thương, vỡ các mạch máu nhỏ, từ đó gây đột quỵ não.
Xử trí khi gặp người đột quỵ não
Nếu bạn gặp phải người đột quỵ não việc ghi nhớ các bước sơ cứu sau đấy rất quan trọng, giúp hạn chế tối đa nguy cơ tử vong cũng như các biến chứng về sau. Bạn cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:
Ngay khi thấy người bệnh có dấu hiệu đột quỵ, gọi cấp cứu 115 để nhận được sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Đồng thời đưa người bệnh đến nơi rộng rãi, thoáng mát. Nới lỏng quần áo giúp người bệnh không bị khó thở.
Nên đặt người bệnh ở tư thế cao đầu 20 - 30 độ và nghiêng về một bên để không gặp phải tình trạng sặc đờm, dãi, thức ăn khi nôn ói. Tốt nhất, nên để người bệnh nghiêng về bên không bị liệt. Bên cạnh đó, cần kiểm tra miệng, họng nếu có đờm dãi hay dị vật thì móc ra để làm thông thoáng đường thở.
Nếu người bệnh hôn mê, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo, hồi sức tim phổi. Có thể gọi điện xin hướng dẫn từ chuyên viên y tế để thực hiện chính xác. Trong trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, nên trò chuyện, động viên họ khi chờ xe cấp cứu tới.
Bên cạnh đó, có những quy tắc bạn không nên thực hiện khi gặp người đột quỵ:
Tuyệt đối không tự ý cho người bệnh uống thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Không bế xốc, dựng đứng người bệnh, hoặc tự ý lai người bệnh hay để người bệnh tự lái xe đến bệnh viện.
Không tự ý châm cứu, bấm huyệt, đánh cảm, cạo gió hay dùng kim chích nặn máu ở đầu ngón tay cho người bệnh.
Không cho người bệnh ăn hay uống, điều này có thể gây ra tình trạng sặc, tắc đường thở.
Hướng dẫn cách ngăn ngừa đột quỵ não hiệu quả
Để phòng ngừa đột quỵ não xảy ra, đặc biệt là khi sáng sớm, bạn nên lưu ý một số các vấn đề sau:
Khi thức dậy buổi sáng, bạn không nên ra khỏi giường ngay lập tức. Thay vào đó, bạn nên nằm thêm 1 lúc, thực hiện một vài động tác nhẹ nhàng như duỗi chân, xoa mặt, xoa bàn tay… Điều này sẽ giúp khởi động quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru hơn.
Để giảm nguy cơ cô đặc máu vào sáng sớm, buổi tối trước khi đi ngủ bạn nên uống thêm 1 cốc nước ấm. Giúp ngủ dễ hơn và tránh tình trạng khô háo, tăng độ nhớt máu sáng hôm sau.
Nếu như bạn có thói quen uống rượu bia, ăn đêm, thức khuya hay tắm đêm. Bạn cũng nên từ bỏ những thói quen xấu này, bởi đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ vào sáng sớm.
Bạn nên chủ động rèn luyện thân thể, giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu thông máu. Tùy vào thể trạng và bộ môn thể thao yêu thích mà bạn có thể lựa chọn bộ môn tập luyện phù hợp như: Yoga, đi bộ, đạp xe, thiền, bơi… Nên tập ít nhất 30 phút/ ngày và từ 3-4 lần/ tuần.
Để phòng ngừa đột quỵ thì dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa như rau xanh và trái cây tươi.
Bên cạnh các phương pháp trên, để phòng ngừa đột quỵ, bạn nên kết hợp thêm sản phẩm thảo dược Nattospes giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ. Với thành phần chính nattokinase, Nattospes giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông, tăng cường lưu thông máu từ đó ngăn ngừa cơ đột quỵ não.
Hiệu quả của Nattospes đã được kiểm chứng lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn: Viện Trung ương quân đội 108, viện Quân y 103, Viện Bạch Mai. Các kết quả đều cho thấy Nattospes giúp hỗ trợ phục hồi các di chứng sau tai biến và phòng ngừa đột quỵ an toàn , hiệu quả dùng càng lâu hiệu quả càng cao. Để phòng ngừa đột quỵ, bạn nên dùng liều 4-6 viên Nattospes/ ngày và dùng liên tục từ 3-6 tháng để được kết quả tốt nhất.
Hiện nhãn hàng Nattospes đang có chương trình “Tích điểm trúng vàng, nhận ngàn quà tặng” từ ngày 01/4/2023 - 31/12/2023. Theo đó nếu bạn mua một hộp Nattospes bất kỳ sẽ có cơ hội trúng 1 chỉ vàng SJC 9999, hoặc 1 tháng sử dụng Nattospes - Phá tan hết cục máu đông, phòng ngừa tai biến sống lâu tuổi già.
*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Lan Khuê