Các hoạt động dự kiến sẽ được tổ chức

Lãnh đạo tỉnh đã công bố kế hoach tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch có ý nghĩa diễn ra trên địa bàn Thành phố Cao Bằng và huyện Trùng Khánh từ ngày 02 - 06/10/2019: Tổ chức Liên hoan Hát then, đàn tính tỉnh Cao Bằng lần thứ II, năm 2019 và cuộc thi “Người đẹp du lịch Non nước Cao Bằng” năm 2019 trong Tuần văn hoá, thể thao, du lịch “Non nước Cao Bằng”; tổ chức các hoạt động Triển lãm ảnh chủ đề “Du lịch - Công viên địa chất - Thành tựu kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cao Bằng”; tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, ẩm thực, hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch; tổ chức Lễ hội “Du lịch Thác Bản Giốc” năm 2019; Khai trương tuyến phố đi bộ và Chợ ẩm thực thành phố Cao Bằng; Đón nhận danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước.

Chương trình nghệ thuật và tổ chức bắn pháo hoa; tôn vinh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong xây dựng, phát triển Cao Bằng, trao tặng Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Cao Bằng” …

Đ/c Nguyễn Trung Thảo – Phó Chủ tịch tỉnh trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báoĐ/c Nguyễn Trung Thảo – Phó Chủ tịch tỉnh trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo. (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Truyền thống lịch sử, cách mạng

Thông qua các hoạt động này nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng trải qua 520 năm xây dựng và phát triển; quảng bá hình ảnh non nước, con người Cao Bằng đến du khách trong và ngoài nước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đây cũng là hoạt động thiết thực để kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) gắn với chương trình “Thực hiện Di chúc của Bác Hồ, Chung tay xây dựng Cao Bằng”

Cao Bằng có bề dầy lịch sử hình thành và phát triển với các tiềm năng thế mạnh, phát triển kinh tế - xã hội: Trấn Cao Bằng tách ra khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên Cao Bằng dưới triều Lê Hiến Tông (1498 - 1504), năm Cảnh Thống thứ 2 (1499) - là tỉnh miền núi biên giới lịch sử lâu đời, giữ vị trí trọng yếu nơi Biên cương của Tổ quốc.

Ngay từ ngày đầu dựng nước, Cao Bằng đã là bức “phên dậu” vững chắc. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng các dân tộc Cao Bằng đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết đứng lên chống xâm lược, từ thời kỳ Thục Phán An Dương Vương thế kỷ II trước Công nguyên đến đấu tranh chống ách đô hộ của các thế lực phong kiến phương Bắc và sau đó là chủ nghĩa thực dân, phát xít, đế quốc bảo vệ quê hương, đất nước.

Đặc biệt, từ khi được tiếp nhận ánh sáng của cách mạng, phong trào cách mạng Cao Bằng đã có bước phát triển vượt bậc, để ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Cao Bằng vinh dự được đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cao Bằng trở thành vùng căn cứ địa, “chiếc nôi” của cách mạng và là một trong sáu tỉnh Khu Giải phóng; là miền đất khai sinh Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.

Đ/c Sầm Việt An – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu nói về tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh trong cuộc họp báoĐ/c Sầm Việt An – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu nói về tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh trong cuộc họp báo. (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Tiềm năng thế mạnh

Cao bằng là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế cửa khẩu như: Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, cửa khẩu quốc gia Hùng Quốc, Sóc Giang và nhiều lối mở, cặp chợ biên giới, thuận lợi cho việc giao lưu thương mại, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc.

  Tỉnh có 214 di tích lịch sử văn hoá với 92 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 03 Di tích Quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950 huyện Thạch An.

Có 23 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 66 di tích xếp hạng cấp tỉnh di sản địa chất, địa mạo cổ sinh với trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, trong đó nổi bật là các danh thắng nổi tiếng: Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao (Trùng Khánh), Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (Nguyên Bình), Hồ Thang Hen (Trà Lĩnh), Hang Ngườm Pục (Thạch An)... tạo nên Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; nhiều sản vật đặc hữu (lê, thạch đen, hạt dẻ, gạo nếp Pì pất, quýt, chè Giảo cổ lam,...);

Cao Bằng có trên 100 lễ hội xuân, lễ hội truyền thống được tổ chức hầu khắp các địa phương; kho tàng văn học của các dân tộc, các hình thức dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú, mang đậm đặc trưng của miền núi. Đây là điều kiện để phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh ...nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng với nhiều loại khoáng sản (như: quặng sắt, mangan, bô xít, thiếc,…

Có nhiều tiềm năng, lợi thế song lãnh đạo tỉnh Cao Bằng cũng xác định để kinh tế - xã hội tỉnh phát triển hơn cần tập trung tháo gỡ ba điểm: kết cấu hạ tầng, du lịch, biên mậu, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Trong thời gian tới tỉnh Cao Bằng sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng:

Phát triển mạnh về du lịch theo hướng bền vững; Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, triển khai nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu, tham gia đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu. Cao Bằng sẽ khai thác hợp lý, tối ưu các nguồn vốn nhằm tạo bước đột phá trong phát triển, vừa hướng đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững, vừa bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đồng thời sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.

Núi Thủng – Núi Mắt Thần, huyện Trà LĩnhNúi Thủng – Núi Mắt Thần, huyện Trà Lĩnh (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Trong giai đoạn 2011 - 2019, Cao Bằng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, mở rộng hội nhập quốc tế, tạo thế và lực mới trên con đường hội nhập, phát triển. Đảng bộ tỉnh đã bám sát tình hình, tiềm năng, lợi thế, xác định rõ những khó khăn, hạn chế của tỉnh để đề ra những giải pháp, biện pháp, quyết sách đúng đắn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành tựu vượt bậc về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trung bình đạt trên 7%/năm, riêng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 7,17%. Thu nhập bình quân đầu người đến hết năm 2018 đạt 26,7 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách đạt gần 1.900 tỷ đồng; lượng khách du lịch đến Cao Bằng đạt trên 1,2 triệu lượt khách (năm 2018).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, thu hút được nhiều dự án với nhiều nhà đầu tư chiến lược. Đặc biệt, tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã được Thủ tướng Chính phủ nhất trí chủ trương đầu tư; Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu; Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng biên giới năm 1950 huyện Thạch An được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

 

Động Ngườm Ngao, huyện Trùng Khánh, Cao BằngĐộng Ngườm Ngao, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trung bình đạt trên 7%/năm, riêng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 7,17%. Thu nhập bình quân đầu người đến hết năm 2018 đạt 26,7 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách đạt gần 1.900 tỷ đồng; lượng khách du lịch đến Cao Bằng đạt trên 1,2 triệu lượt khách (năm 2018). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, thu hút được nhiều dự án với nhiều nhà đầu tư chiến lược.

Đặc biệt, tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã được Thủ tướng Chính phủ nhất trí chủ trương đầu tư; Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu; Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng biên giới năm 1950 huyện Thạch An được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Lễ hội Thác Bản Giốc 2018Lễ hội Thác Bản Giốc 2018 (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Có nhiều tiềm năng, lợi thế song lãnh đạo tỉnh Cao Bằng cũng xác định để kinh tế - xã hội tỉnh phát triển hơn cần tập trung tháo gỡ ba điểm: kết cấu hạ tầng, du lịch, biên mậu, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Trong thời gian tới tỉnh Cao Bằng sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng:

Phát triển mạnh về du lịch theo hướng bền vững; Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, triển khai nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu, tham gia đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu.

Cao Bằng sẽ khai thác hợp lý, tối ưu các nguồn vốn nhằm tạo bước đột phá trong phát triển, vừa hướng đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững, vừa bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đồng thời sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. 

Hoàng Thiệp