Cấp bách gỡ khó cho doanh nghiệp
Tạothuậnlợichosảnxuất, kinhdoanh
Theo Chỉ thị số 11, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ, giải pháp lớn.
Đối với nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử, Thủ tướng giao NHNN Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng (TCTD) cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách TTHC, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng).
NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2019.
NHNN Việt Nam tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công; trình ngay Thủ tướng Chính phủ quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money).
Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2020; khẩn trương trình Chính phủ về việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế và chi NSNN, trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30.000 tỷ đồng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2020.
Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn ngay các đơn vị kinh doanh cắt giảm TTHC, giảm chi phí logistics hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt..., báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2020.
Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế, cơ quan hải quan xem xét không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các DN không có dấu hiệu vi phạm nhằm tạo điều kiện cho DN tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; không để DN lợi dụng chủ trương này vi phạm pháp luật; khẩn trương báo cáo Chính phủ trong tháng 3 để trình UBTVQH dự thảo nghị quyết điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, góp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người dân.
Ngânhàngliêntiếptunggóihỗtrợ doanhnghiệp
Thực hiện chủ trưởng của Chính phủ, ngành NH đang tích cực triển khai các gói tín dụng chia sẻ khó khăn với các DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với tổng giá trị dự kiến lên tới 285.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam sẽ sớm ban hành thông tư hướng dẫn bảo đảm nguồn vốn hỗ trợ kịp thời, minh bạch và đúng địa chỉ.
Cụ thể, NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã triển khai gói tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng và 100 triệu USD dành cho các khách hàng DN hiện hữu của BIDV có dư nợ vay phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Với gói tín dụng này, BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1%/năm đối với khoản vay bằng VND và 0,5%/năm đối với khoản vay bằng USD so mức lãi suất cho vay cùng kỳ hạn đang áp dụng với khách hàng tại thời điểm gần nhất, đảm bảo không thấp hơn sàn lãi suất cho vay của BIDV trong từng thời kỳ. Gói tín dụng được triển khai đến hết 30/6/2020, hoặc đến khi hết quy mô gói.
NH NN&PTNT (Agribank) triển khai gói tín dụng quy mô 100.000 tỷ đồng; NHTM CP Quân đội (MB) triển khai gói 35.000 tỷ đồng; NHTM CP Á Châu (ACB) 15.000 tỷ đồng. Ngoài ra, NHTM CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM CP Việt Nam (Vietinbank) cũng đã có các biện pháp hỗ trợ ban đầu hiệu quả, đang tiến hành bổ sung các gói cụ thể.
Về lãi suất, các NH sẽ hỗ trợ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của khách hàng và DN bị ảnh hưởng, các TCTD sẽ giảm 0,5 - 1% so mặt bằng lãi suất trên thị trường, nguồn vốn cho chương trình này hoàn toàn đến từ các NH, chứ không cấp ngân sách.
Mới đây, tại Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp của ngành NH hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thông tin từ NHNN Việt Nam, bước đầu ghi nhận, các TCTD đã hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng...
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, đến nay, 23 TCTD có ước tính sơ bộ khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27%/ tổng dư nợ của các TCTD này và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống.
Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Phó thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú đã quán triệt các TCTD xác định rõ, tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ và NHNN Việt Nam trên tinh thần tháo gỡ, chia sẻ khó khăn với khách hàng bị thiệt hại. Không chỉ đưa ra các gói hỗ trợ, NHNN Việt Nam đang khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi khi triển khai.
Cụ thể, NHNN Việt Nam đã có văn bản đề nghị các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và có dư nợ gốc và/hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1 và đến ngày 31/3/2020 (trong thời gian chờ hướng dẫn mới).
Hiện tại, NHNN Việt Nam đã có dự thảo thông tư hướng dẫn các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để hỗ trợ khách hàng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lãnh đạo NHNN Việt Nam cho rằng, bên cạnh chính sách tiền tệ, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các chính sách khác như chính sách tài khóa (Bộ Tài chính), sản xuất, thị trường đầu vào, đầu ra (Bộ Công Thương)… để tạo được hiệu quả tổng thể cho nền kinh tế.
Hoan Nguyễn