Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chất lượng không khí tại Việt Nam - đã đến lúc phải hành động

Ngày 27 /11/2019, tại TP. Hồ Chí Minh, CHANGE phối hợp cùng Viện Môi trường và Tài nguyên (IER), thuộc trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Hiện trạng ô nhiễm không khí và chính sách quản lý chất lượng không khí tại Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham gia của ông Nguyễn Thế Đồng - Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), GS. TS. Lê Thanh Hải - Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Trường Đại học Quốc gia TP. HCM, PGS. TS. Hồ Quốc Bằng, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ô nhiễm không khí và BĐKH, và Bà Thới Thị Châu Nhi, PGĐ Tổ chức CHANGE, cùng đại diện các sở ban ngành, các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội và doanh nghiệp liên quan đến từ TP. HCM và các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Hội thảo được tổ chức với mục đích cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình chất lượng không khí và quản lý chất lượng không khí tại Việt Nam, đồng thời tạo ra kênh đối thoại giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách để thảo luận về những lỗ hổng trong quy trình quản lý chất lượng không khí.

Chất lượng không khí tại Việt Nam - Đã đến lúc phải hành độngChất lượng không khí tại Việt Nam - đã đến lúc phải hành động

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ trung bình năm của PM2.5 ở các đô thị Việt Nam rơi vào khoảng 28 mg/m3, cao hơn gấp 3 lần so với khuyến nghị trung bình năm là 10 mg/m3. Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao do sự kết hợp giữa yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn nhiễm vốn có.

Liên tục trong nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém, ở TP. Hồ Chí Minh cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hoá gây cản trở tầm nhìn. Với tốc độ đô thị hoá và sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân, tình hình ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn đang trở nên ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng trong tương lai nếu chúng ta không có các chính sách, mục tiêu cụ thể và các hành động kịp thời.

Ông Nguyễn Thế Đồng có đưa ra nhận xét về tình hình chất lượng không khí (CLKK) như sau: “Thông qua các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia định kỳ 5 năm và hằng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có thể thấy, dù Bộ đã rất nỗ lực, chất lượng không khí giai đoạn gần 10 năm qua nhìn chung vẫn diễn biến phức tạp, theo xu hướng dần gia tăng ô nhiễm.”

“Hiện nay trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 có 03 nội dung vẫn chưa được triển khai hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu là do quy trình kiểm soát chất lượng không khí chưa được thực sự triển khai ở cấp địa phương mà chỉ dừng lại ở việc yêu cầu các địa phương phối hợp thực hiện, do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, vì vậy địa phương chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quy định đối với vấn đề quản lý CLKK của Việt Nam còn thiếu nghiêm ngặt so với các nước trên thế giới, có những tiêu chuẩn cao hơn gấp đôi so với tiêu chuẩn của WHO, chẳng hạn như PM10 và PM2.5” - PGS.TS Hồ Quốc Bằng phát biểu về những điểm thiếu rõ ràng trong quy trình quản lý CLKK.

Tại buổi Hội thảo, bà Nguyễn Thị Cát Tường, Quản lý dự án của Tổ chức CHANGE, cũng chia sẻ về tầm quan trọng của truyền thông nâng cao nhận thức đối với những tác động sức khoẻ do vấn đề ô nhiễm không khí (ÔNKK):

“Trong thời gian vừa qua, CHANGE đã thực hiện khảo sát trên diện rộng nhằm đánh giá về nhận thức của người dân của các đô thị lớn tại Việt Nam đối với vấn đề ÔNKK và chúng tôi nhận thấy dù phần lớn người dân đã ý thức được sự suy giảm của chất lượng không khí xung quanh, đa số vẫn khá chủ quan và chưa có biện pháp kịp thời và đúng đắn để bảo vệ sức khoẻ cá nhân trong mùa ô nhiễm không khí tăng cao.

Chúng tôi cũng nhận thấy việc đưa ra cảnh báo từ chính quyền cho người dân khi chỉ số AQI tăng cao đóng vai trò rất quan trọng để người dân, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ và các trường học có biện pháp ứng phó kịp thời, vì trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất từ ÔNKK.

Tại Thái Lan, chính quyền Bangkok đã đóng cửa 400 trường học vào đầu năm nay khi chỉ số AQI lên mức đỏ, gần mức tím. Vậy Chính phủ và Bộ TN&MT có nên cảnh báo người dân hạn chế ra đường và đóng cửa trường học hay không khi chúng ta cũng đang gặp tình trạng tương tự tại Hà Nội? Đó là những điều chúng ta cần xem xét và khuyến nghị”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng dành thời gian để thảo luận về tầm quan trọng của Luật Không khí sạch và những bất cập trong chính sách hiện tại đối với vấn đề quản lý chất lượng không khí, và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường về quản lý môi trường không khí và hướng đến sự phối hợp hiệu quả giữa các bên liên quan để giảm thiểu các tác động của ÔNKK trong giai đoạn cấp bách, cũng như đưa ra giải pháp cho vấn đề ở tầm trung và dài hạn.

Các khuyến nghị và kết luận được rút ra từ Hội thảo sẽ được CHANGE và Viện Tài Nguyên và Môi trường tổng hợp để gửi cho Bộ Tài nguyên & Môi trường và các cơ quan liên quan vào cuối tháng 12 năm nay.

CHANGE là tổ chức phi chính phủ & phi lợi nhuận thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), được sáng lập vào tháng 3/2013 bởi chị Hoàng Thị Minh Hồng - người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Nam Cực.

Với sứ mệnh tạo ra những thay đổi tích cực cho cộng đồng thông qua giáo dục và các chiến dịch truyền thông sáng tạo, CHANGE mong muốn gắn kết, truyền cảm hứng và tạo cơ hội cho các bạn trẻ cùng tham gia xây dựng một xã hội phát triển, hào sảng và trí thức tại Việt Nam.

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất: "Chất lượng, hiệu quả là trên hết"
Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất: "Chất lượng, hiệu quả là trên hết"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Luật Đất đai có nhiều chủ trương, chính sách mới, đột phá. Mong muốn chung của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân là sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống. 

Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ vải thiều sang thị trường Trung Quốc
Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ vải thiều sang thị trường Trung Quốc

Ngày 8/5, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang phối hợp với Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến với Sở Thương mại và các cơ quan chức năng tỉnh Vân Nam, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc năm 2024.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3: Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3: Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Chiều 8/5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 với chủ đề “Chủ động kiểm soát các nguy cơ rủi ro mất an toàn vệ sinh lao động”. Thượng tá Nguyễn Trần Đông, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 chủ trì lễ mít tinh.

Lãi suất tiết kiệm lên 8%/năm, "cơn sốt" gửi tiền tại ngân hàng
Lãi suất tiết kiệm lên 8%/năm, "cơn sốt" gửi tiền tại ngân hàng

Tháng Năm đã xuất hiện nhà băng nâng lãi suất tiền gửi lên 8%/năm. Lãi suất huy động được dự báo tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm.

Cuộc sống đậm chất sinh thái tại Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị
Cuộc sống đậm chất sinh thái tại Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị

Nhịp sống hiện đại sôi động gắn kết với cảnh quan tươi đẹp và thiên nhiên trong lành tại Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị - khu đô thị đậm chất sinh thái ngay trung tâm thành phố Đông Hà, đang mở ra những trải nghiệm mới đẳng cấp, tiện nghi và thư thái mà bất kỳ ai cũng mơ ước.

Thực hiện nghiêm việc công bố đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính
Thực hiện nghiêm việc công bố đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính

Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định; cố gắng đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là dịch vụ công toàn trình nhằm đáp ứng mong mỏi của người dân và doanh nghiệp.