Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chấm dứt hoạt động hàng loạt công ty bán hàng đa cấp

Nguồn tin từ Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, hàng loạt DN bán hàng đa cấp có nguy cơ bị chấm dứt hoạt động, do chậm trễ trong việc nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Theo quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp đang hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được cấp theo Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có thời hạn 9 tháng kể từ ngày 2/5/2018.

Tính đến nay, đã có 24/30 doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để cập nhật các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Chấm dứt hoạt động hàng loạt công ty bán hàng đa cấp - Hình 1

Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam chưa nộp hồ sơ cập nhật các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (Ảnh VOV)

Tuy nhiên, vẫn còn 6/20 doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ bao gồm Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam; Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Hoằng Đạt; Công ty TNHH Morinda Việt Nam; Công ty TNHH Homeway Việt Nam; Công ty TNHH Thương mại Việt Nam Quốc tế Mưa; Công ty Cổ phần Truyền Thông Y Dược.

Vừa qua, Cục CT&BVNTD có văn bản đề nghị các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động báo cáo về tình hình chuẩn bị các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Theo đó, sau ngày 1/2/2019 nếu các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện sẽ bị xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Trước đó, Cục này cũng đã xử lý hàng loạt vi phạm tại một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và chấm dứt hoạt động bán hàng của một số công ty đa cấp.

Cụ thể, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và thông báo về việc rút tiền ký quỹ của các công ty: Công ty TNHH Triwonder International (địa chỉ tại tầng 15, tòa nhà An Phú, số 24 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Hà Nội); Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại CNT Việt Nam (địa chỉ tại số 24 Lô 10B đường Trung Yên 9, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội); Công ty Cổ phần Zogo (địa chỉ tại số 184 Thái Thịnh, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội); Công ty TNHH Zija Quốc tế (Số 17 Thụy Khuê, P. Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội).

Trước đó, căn cứ một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Cổ phần Queenet Quốc tế và Công ty TNHH World Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra và xử phạt 2 công ty này số tiền lần lượt là 240 triệu đồng và 80 triệu đồng vì các vi phạm: Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ; Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận này theo quy định của pháp luật; Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp; Không thực hiện nghĩa vụ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

Vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, có hiệu lực từ ngày 1.1.2018, các cơ quan tố tụng đã có cơ sở để xử lý sớm việc sử dụng phương thức kinh doanh đa cấp để huy động vốn trái phép.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 217a về tội danh Vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp, người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc hoạt động không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký có thể bị phạt tiền tối đa đến 5 tỷ đồng, phạt tù tối đa đến 5 năm tù.

Hải Đăng

Tin mới

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.