Cầu Thăng Long đang xuống cấp sau hơn 30 năm khai thácCầu Thăng Long đang xuống cấp sau hơn 30 năm khai thác

Trên cơ sở kết quả phân tích so sánh, tổng hợp nhiều phương án sửa chữa mặt cầu thép trên thế giới, giải pháp sửa mặt cầu Thăng Long là dùng bê tông siêu tính năng liên hợp với mặt bản thép sau đó thảm lớp phủ gốc nhựa tạo nhám và êm thuận là phù hợp nhất.

Quy trình thực hiện là:

Cào bóc lớp bêtông nhựa hiện có

Làm sạch bản mặt thép của cầu

Hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép.

Sau đó, lắp đặt lưới thép và đổ bêtông siêu tính năng (UHPC) cường độ cao gấp 3-4 lần bêtông thông thường lên rồi thi công lớp phủ gốc nhựa tạo nhám và êm thuận ở trên cùng.

Bên cạnh đó sẽ thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng, sửa chữa lề bộ hành và hệ thống thoát nước. Trong thời gian sửa chữa sẽ cấm hoàn toàn phương tiện đi qua cầu.

Dự án sửa chữa cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư là 269,3 tỷ đồng (theo phương án nghiên cứu của Tư vấn Nhật bản năm 2014 là 313 tỷ đồng). Nguồn vốn đầu tư từ nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ.

Tuổi thọ tính toán của phương án sửa chữa trên 30 năm với lớp bê tông siêu tính năng và 10 năm đối với lớp phủ gốc nhựa tạo nhám và tạo êm thuận. Dự kiến sẽ khởi công sửa chữa trong tháng 7/2020 và hoàn thành trong quý IV/2020.

Cầu Thăng Long xây dựng hoàn thành vào năm 1985. Trong đó, cầu chính vượt sông dài 1,68 km gồm 15 nhịp giàn thép. Cầu gồm 2 tầng dùng chung cho đường sắt và đường bộ. Cầu ô tô nằm ở tầng trên có chiều rộng 20,5 m. Cầu đường sắt và xe thô sơ nằm phía dưới rộng 17 m, cách tầng trên 14,1 m.

PV