Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét ban hành một số cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình MTQG

Tại Kỳ họp thứ 6 tới, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét ban hành một số cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG cho biết thông tin trên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết tình hình triển khai các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2023 và giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, diễn ra sáng ngày 28/8.

Đề xuất của Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh tỉ lệ giải ngân mới đạt khoảng 28,7% kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Qua 6 chuyến khảo sát thực tế và làm việc với các địa phương của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại 4 vùng trên cả nước trong thời gian vừa qua, cho thấy có nhiều dự án manh mún, quy trình thủ tục phức tạp trong khi năng lực, trình độ của cấp cơ sở nhiều nơi còn yếu, rất dễ dẫn đến rủi ro trong công tác cán bộ.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn trong việc tổ chức thực hiện các chương trình MTQG - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn trong việc tổ chức thực hiện các chương trình MTQG (Ảnh: VGP/Hải Minh)

Các địa phương phản ánh việc giao vốn sự nghiệp đến từng tiểu dự án, chương trình khiến các địa phương không thể điều chuyển vốn từ các dự án chậm tiến độ hoặc không có khả năng giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân nhanh hơn nhưng thiếu vốn. Đồng thời, kiến nghị Trung ương thông báo dự kiến phân bổ vốn sự nghiệp theo giai đoạn 5 năm để địa phương chủ động trong huy động nguồn vốn đối ứng và lập kế hoạch triển khai.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa sang mục đích sử dụng khác đòi hỏi nhiều thời gian, công sức; mức hỗ trợ nhà ở (40 triệu đồng/hộ) và xây dựng công trình cấp nước sạch (3 tỷ đồng/công trình) của Trung ương còn thấp, nhất là đối với các địa phương miền núi, các địa phương còn eo hẹp về nguồn lực; một số chỉ tiêu (nước sạch, tỉ lệ hỏa táng…) vượt quá khả năng thực hiện của địa phương.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn trong việc tổ chức thực hiện vì thực tiễn cho thấy địa phương nào chủ động, quyết liệt hơn đều có tỉ lệ giải ngân cao hơn.

Các địa phương phải chú trọng nghiên cứu các văn bản mới ban hành, đặc biệt là Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ; Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 01/7/2023 và số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, 06 thông tư cùng với các văn bản hướng dẫn, trả lời kiến nghị của các bộ, cơ quan Trung ương, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng mong muốn các địa phương tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trong đó có việc huy động nguồn vốn xã hội hóa, đóp góp của nhân dân, và lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Trong kỳ họp tới, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Đoàn Giám sát về việc thực hiện 3 chương trình MTQG của Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện giám sát các chương trình MTQG ngay trong quá trình triển khai thực hiện.

Phó Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của các địa phương tại Hội nghị hôm nay, các hội nghị vùng vừa tổ chức và qua tổng hợp của Đoàn Giám sát của Quốc hội, để hoàn tất báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp tới.

Phương Thảo (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua
Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua

Ngày 29/4/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%
IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%

Hôm thứ Ba, ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Châu Á vào năm 2024, với lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng kiên cường sẽ giúp khu vực đạt được "hạ cánh mềm" ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới.

Thu hồi lô dung dịch uống Calcium-Nic extra vi phạm chất lượng
Thu hồi lô dung dịch uống Calcium-Nic extra vi phạm chất lượng

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi trên toàn quốc lô dung dịch uống Calcium-Nic extra, do Công ty TNHH Dược phẩm USA - NIC sản xuất, do vi phạm chất lượng mức độ 2.

Bộ đội biên phòng Quảng Ninh: Bắt quả tang đối tượng buôn bán 41g heroin
Bộ đội biên phòng Quảng Ninh: Bắt quả tang đối tượng buôn bán 41g heroin

Hồi 7h05p, ngày 28/4/2024, tại khu vực đối diện Bến xe Bãi Cháy, thuộc tổ 1, khu 1, phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, Đội đặc nhiệm phòng chống ma tuý và tội phạm (Phòng phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh) phối hợp với đồn BPCK cảng Hòn Gai phát hiện, bắt giữ Lò Văn Tiêng (SN 1994, trú tại Bản Pi, Xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) có hành vi nghi mua bán trái phép chất ma túy.

Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển
Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chủ quyền không thể tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phải đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ, viết nên bản hùng ca bất tử về công cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Châu Âu vẫn đam mê khí đốt của Nga
Châu Âu vẫn đam mê khí đốt của Nga

Mặc dù Liên minh Châu Âu (EU) đã giảm mua khí đốt Nga nhưng một lượng đáng kể vẫn đang chảy vào khối.