Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Hải Phòng

Chuẩn bị Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, sáng nay 9/10, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Hải phòng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, gữi vững thành trì trong phòng, chống dịch covid-19.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng. (Ảnh: Cổng TTTP)

Tham dự tiếp xúc có các đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng; Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương; Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng; đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố cùng bà con cử tri huyện Tiên Lãng.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới điểm cầu các xã, thị trấn, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch Covid-19.

Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng sẽ được xem xét thông qua tại Kỳ họp

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10/2021 và dự kiến bế mạc vào ngày 13/11/2021. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt. Đợt 1, họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ ngày 20/10 đến ngày 03/11/2021). Đợt 2, họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 8/11 đến ngày 13/11/2021). Nếu dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong thời gian diễn ra đợt 1 của kỳ họp thì sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc họp trực tuyến toàn bộ thời gian còn lại của kỳ họp.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới điểm cầu các xã, thị trấn, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới điểm cầu các xã, thị trấn, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch Covid-19. (Ảnh: Cổng TTTP)

Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV xem xét thông qua 2 dự án Luật, 4 dự thảo Nghị quyết gồm: Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Quốc hội xem xét, cho ý kiến 5 dự án luật: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Chuẩn bị kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã xây dựng và ban hành chương trình lấy ý kiến các cấp, các ngành góp ý vào các dự án Luật được thông qua và cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp. Bên cạnh đó, các vị đại biểu Quốc hội còn tham gia các phiên họp trực tuyến của các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra và cho ý kiến vào các dự án luật trình tại Kỳ họp; tham gia ý kiến tổng kết thi hành Nội quy kỳ họp; tham gia ý kiến vào kế hoạch, khung chương trình bồi dưỡng Đại biểu dân cử; xây dựng quy chế hoạt động của Đoàn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và các quy chế liên quan.

Chuẩn bị cho Kỳ họp, Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng tổ chức 8 cuộc tiếp xúc cử tri tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố; ngoài ra, truyền hình trực tuyến các cuộc tiếp xúc cử tri đến gần 120 xã, phường, thị trấn để cử tri theo dõi, nắm bắt thông tin về nội dung Kỳ họp.

Cử tri huyện Tiên Lãng mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch chung của Thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

Tại buổi tiếp xúc, cử tri huyện Tiên Lãng bày tỏ tin tưởng, đánh giá cao sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự linh hoạt, trách nhiệm đồng hành của Quốc hội, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các địa phương trong thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Cử tri cũng bày tỏ phấn khởi trước những kết quả nổi bật của thành phố, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến hết sức phức tạp trong cả nước, Thành phố Hải Phòng vẫn giữ được bình yên, thực hiện được mục tiêu kép, đó là phòng chống tốt dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân và ổn định, phát triển kinh tế - xã hội.

Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống Covid-19, sớm đưa đất nước trở lại bình thường mới; nên có giải pháp đồng bộ, có thể với từng vùng miền. Tiếp tục thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị - trật tự, an toàn xã hội.

Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa để phục hồi kinh tế, không để bị đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất. Đồng thời, Quốc hội cần giám sát chặt chẽ việc chi phòng chống dịch, trong đó có cả nội dung chi hỗ trợ để việc hỗ trợ đến đúng đối tượng được thụ hưởng.

Cử tri đề nghị Quốc hội có cơ chế đặc thù để xây dựng lực lượng dân quân biển tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền đặc biệt với các tỉnh trọng điểm về quốc phòng, an ninh trên biển. Đề nghị Quốc hội nghiên cứu bổ sung vào Luật Dân quân tự vệ mục: Thành lập Hải đội dân quân thường trực đối với các tỉnh thành phố ven biển trọng điểm.

Cử tri đề nghị Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sớm ban hành Quyết định, hướng dẫn chỉ đạo việc triển khai thực hiện chương trình trong giai đoạn mới, sớm ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố xây dựng Đề án xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ có cơ chế, chính sách cụ thể hơn cho việc đầu tư, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế ở khu vực nông thôn nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

Cử tri đề nghị Quốc hội sớm cho sửa Luật Đất đai, điều chỉnh Luật Quy hoạch để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, khắc phục sớm được những tồn tại; sửa đổi Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; xây dựng một đạo luật riêng về chứng thực; xem xét bổ sung thẩm quyền giải quyết việc bổ sung hộ tịch cho UBND cấp huyện. Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm chỉ đạo phê duyệt Quy hoạch chung của Thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; đề nghị Trung ương, thành phố cho khởi động lại Dự án quai đê lấn biển huyện Tiên Lãng.

Cử tri đề nghị Chính phủ sửa đổi quy định tại Khoản 1, Điều 32 Nghị định 117/2007 về quy định đối với vùng cấp nước và xem xét có chỉ đạo, chính sách cụ thể cho việc cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước ở địa bàn nông thôn hiện nay. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực cho bảo vệ môi trường nông thôn, tạo điều kiện để phát triển dịch vụ môi trường cho khu vực nông thôn; đưa ra các quy định về việc quản lý, xử lý chất thải đối với khu vực nông thôn…

Trước thực trạng hiện nay, việc tuyển gọi công dân nhập ngũ gặp rất nhiều khó khăn, cử tri huyện Tiên Lãng đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét, điều chỉnh, nới rộng các quy định về tiêu chuẩn nhập ngũ để phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Đồng thời, xem xét thu hẹp đối tượng miễn và tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.

Cử tri cho rằng, việc tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT (hai trong một) là chưa thực sự hợp lý. Việc tổ chức kỳ thi trên tạo áp lực tâm lý rất lớn đối với học sinh và cha mẹ học sinh; gây tốn kém cho Nhà nước và xã hội. Cử tri đề nghị xem xét, nghiên cứu bỏ kỳ thi Tốt nghiệp THPT hiện nay và thay thế vào đó là xét tốt nghiệp THPT cho học sinh. Đối với những học sinh có khả năng, có nhu cầu thì tham dự kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.

Nêu thực trạng thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố xảy ra một số vụ việc lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại và hoang mang đối với nhân dân; cử tri kiến nghị Quốc hội nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và an ninh mạng. Nghiên cứu xây dựng luật về chống thông tin xấu, độc hại, luật bảo vệ thông tin cá nhân. Có cơ chế, chính sách nguồn lực xây dựng, từng bước phát triển nền công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt công nghiệp an ninh thông tin của Việt Nam.

Hải Phòng đã kiên cường giữ vững “thành trì”, vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm của cử tri Hải Phòng dành cho cá nhân đồng chí và các đại biểu Quốc hội thành phố tại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV. Đồng chí thông tin, đánh giá về những đột phá của Quốc hội khóa XV, thành lập Tổ công tác đặc biệt 24/7 để xử lý các công việc liên quan đến phòng chống dịch COVID-19. Quốc hội có 120 Đề án, Kế hoạch để nâng cao hơn nữa hoạt động; sẵn sàng chuẩn bị tâm thế họp thêm kỳ Chuyên đề vào tháng 12 để thông qua một số chủ trương đầu tư, một số dự án luật… hướng đến “Quốc hội hành động, Quốc hội phục vụ, Quốc hội vì dân”. Chủ tịch Quốc hội cũng thông tin, tại Kỳ họp XV, Quốc hội sẽ xem xét quyết định cơ chế đặc thù cho một số tỉnh, thành phố, trong đó có Hải Phòng để thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị.

Thông tin với cử tri về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tăng trưởng kinh tế quý III năm 2021 giảm mạnh ở hầu hết các địa phương, ngành, lĩnh vực do ảnh hưởng của dịch bệnh. Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý III giảm mạnh do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị tạm dừng nhưng tính chung 9 tháng, nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương 1,42%. Trong bối cảnh chung đó, 9 tháng, Hải Phòng vẫn có mức tăng trưởng cao 12,28%, “Hải Phòng đã kiên cường đóng góp vào bình quân chung cả nước, vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, Chủ tịch Quốc hội đánh giá.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị, khách quan, “không bôi đen nhưng cũng không được phép tô hồng”, kỳ họp Quốc hội lần nãy sẽ tiếp tục thảo luận để cụ thể hóa những yêu cầu để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thời gian ban đầu khi dịch bệnh diễn, cả nước đã kiên trì thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh trong thời gian qua, Đảng ta thống nhất chủ trương vẫn thực hiện mục tiêu kép nhưng đưa nhiệm vụ tập trung nguồn lực cho phòng chống dịch, đặt sức khỏe của người dân lên trước tiên. “Tới đây, chúng ta phải có chiến lược đồng bộ bài bản, đảm bảo nhất quán từ Trung ương đến địa phương trong tổ chức thực hiện, tránh bị động và lúng túng, có kịch bản phương án chủ động đề xuất giải pháp ứng phó. Xây dựng chiến lược kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế trong đại dịch” - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Nêu rõ, công tác phòng chống dịch thời gian tới đặt trọng tâm vào việc thích ứng an toàn với dịch Covid-19, tăng độ bao phủ của vắc xin, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ ưu tiên nguồn lực vắc xin cho Hải Phòng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trao đổi với cử tri, Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục các giải pháp hỗ trợ người dân người lao động. Đối với Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới quốc gia, từng địa phương cụ thể hóa theo tiềm lực của mình. Cần có chính sách xã hội hóa cho các địa bàn chưa có nước sạch; giải quyết bài toán nước sạch, môi trường, y tế, giáo dục ngay trong từng dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư khu đô thị, khu công nghiệp; giải quyết vấn đề rác thải nông thôn, thực hiện phân loại rác thải, áp dụng công nghệ hiện đại trong xử lý.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Hải Phòng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững “thành trì” trong phòng chống dịch. Đồng chí tiếp thu các ý kiến của cử tri và cho biết sẽ xem xét tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Quỳnh Nga

Bài liên quan

Tin mới

Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?
Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?

Luật Đất đai 2024 đã dành một chương quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá" đang diễn ra hiện nay?

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.